Giảm giá!

Bóc Phệ Cách Ngôn (Bóc Phệ Chính Tông) – Vĩnh Cao

275,000

Bóc Phệ Cách Ngôn (Bóc Phệ Chính Tông)

Tác giả: Vương Duy Đức Hồng Tự (ngộ ở Động Đình Tây Sơn Vương nước Ngô)

Tham đính: Nhu Tuân Thời, Ngô Tường Đông, Ngô Tử Sán

Dịch: Vĩnh Cao

Năm 1949

330 Trang

 

 

 

 

 

 

 

Mô tả

LỜI TỰA

 

Từ xưa, về truyền thuyết bốc phệ không có ai bằng họ Tả đời Xuân-Thu. Ông Chu Tử ở núi Tử Dương có nói: “Thời tam đại, về thái bốc – thái phệ đều có quan chuyên giữ chức, cho nên chuyên nghệ tinh vi, ứng nghiệm thần diệu. Những thời sau phế bỏ chức quan ấy đi; hơn nữa, sách chiêm bốc cũng không được lưu truyền cho nên ít người đạt đến chỗ thần minh”.

 

Trong thời cận đại, các thiên Hoàng Kim Sách có thể nói là đến cùng được lý thâm ảo của âm dương, lường được huyền vi của tạo hoá, nhưng vì giải thích chưa được rõ nên người sau tôn theo đó để chiêm nghiệm mà không thể không sai lầm. Lại có sách truyền lại mà không thấu đáo được tinh ý của cổ nhân. Nếu như có bậc học rộng, hiểu sâu, thấu được thần minh thì tự mình làm ra sách cũng không khó, mà còn có thể phát huy được đến chỗ tinh vi, bỏ được những chỗ u tối nữa.

 

Lâm ốc Vương Sơn nhân buông rèm ở mé sông quân, trị Ngô quận, ta ở gần bên cạnh đấy, gặp chỗ nào ngờ liền đến hỏi, đem thử hằng nghiệm không sai, rõ ràng như đếm, xa gần đều xưng tụng là thần. Nhưng Sơn Nhân cố từ chối không nhận và nói thác rằng: đã được thụ giáo ở người khác.

 

Tân An Dương Quảng Hàm tiên sinh là thầy ta có truyền cho ta một quyển sách chiêm nghiệm. Các sách khác đều không thể sánh kịp. Những năm gần đây, ta tặng bổ biên soạn rồi cho khắc in để tựa rằng: “ Xưa kia thánh hiền nói về lý, không nói về số, mà thực Kinh dịch là sách vì bốc phệ mà đặt ra để có thể biết trước được cát, hung, hối, lận. Tuy vậy, gọi là lấy Số mà suy lường, nhưng thực ra là lấy Lý mà đoán vậy.”

 

Nay sách của Sơn Nhân ta còn giữ đủ. Phần tinh vi, ảo diệu thì cố nhiên là thần tình về Số. Nhưng nếu không quán triệt được Lý âm dương biến hoá, ngũ hành sinh khắc, thì cũng không đoán được phần Số học. Vì vậy, sách nay tuy nói về Số, mà chính là sách nói về Lý vậy. Nếu nghiên cứu đến chỗ thật tinh vi, thì dù là bậc thần minh thời xưa về bốc phệ cũng không thể hơn được.

 

Niên hiệu Khang Hy, năm Kỷ Sửu, mùa Đông, tháng Mười.

 

Ngô Quận Trương Cảnh Tùng viết tại Dung Giang Thảo

đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÀM LỆ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

 

Bốc phệ là một đạo, đạo ngu giải hoặc, dạy người xu cát tỵ hung, sáu hào đã lập,

biến hóa ấy nên, có lý rất đúng đắn, không thay đổi, chỉ vì người đời trong bụng không sở kiến nhất định để mà suy xét đến chỗ tinh vi, không diễn ra tuồng

hoặc thế vu dân, thật là đáng thương.

 

Sách này chủ đề về chính lý, không dám chấp càn nói bướng, gây hiểu lầm cho kẻ hậu học, nhân đặt tên sách là Chính tông.

 

Từ ông Quỉ Cốc lấy tiền thay cỏ thi, mà đạo Dịch một lần biến.

 

Cái sơ trọng là các loài: Dụng thần, Nguyên thần, Kỵ thần, Cừu thần, Phi phục thần, Tiến thoái thần, Phản thần, Phục ngâm và Tuần không, Nguyệt phá, những loại ấy đều là cương lĩnh trong quẻ, không nên thảo thảo thông qua. Vì vậy ta định làm 18 bài luận, lên thềm vào nhà, không ra khỏi ngoài khuôn khổ. Kẻ học nên tham gia.

 

Sách xưa luận về Phi Phục thần có người nói càn khôn qua lại thay đổi, Dịch Lâm Bổ Di, có thuyết hào, hào có, phục có phi, sai cứ theo sai, quen mà không xét. Vì vậy về sách này ta theo quẻ, phân biệt làm lệ phi phục, ngõ hầu kẻ học mắt ngó biết liền, đoán nghi tự giải vậy.

Sách Bốc phệ như Phú Thiên huyền, Dịch Lâm Bổ Di, Dịch ẩn Dịch mạo, Tăng San Bốc Dịch, các bản khắc ấy tuy đều có cái phần sưu tinh tiêu dị, nhưng trong ấy không phải chấp về thiên kiến, thì lại mâu thuẫn với nhau, kẻ đọc ai cũng di hận.

 

Duy Huỳnh Kim Sách của ông Lưu Thành Ý thực đủ mở được ý niệm của tiên thiên, làm bến cho hậu học, mà một thiên Tổng Luận Thiên Kim Phú càng học càng sâu rộng. Tiếc rằng lời chú thích của ông Diêu Tế Long sai lầm quá lắm. Trở lại mất diệm mục của Lư Sơn. Ta chỗ ấy phải ráng khổ tâm, phân kỹ phần đích chính, kẻ biết ta hay bắt tội, ta cũng xin vâng.

 

Ta tuổi trẻ nghiên cứu Dịch lý đã lâu năm, sau gặp Dương Quảng Hàm tiên sinh ở Tân An, mới được chọn cái sở học, sách nay 13, 14 quyển, có 18 bài hỏi, đều là của thầy ta trao cho, với điều ta chiêm nghiệm, nếu kẻ đọc kỹ sách này, mới biết cái phép Khải mông tiết yếu, cùng với 18 bài luận, và những điều dẹp bỏ sai lầm của các sách, nhất lý quán thông, thì cái bí mật thâm tàng trong trời đất hết lọt ở đây vậy.

 

Ta xủ rèm hàng chợ, thù ứng lăng xăng, nghĩ bụng rằng: Ngày kia trở về làng cũ, cất nhà nơi rừng, kiếu hết việc đời, làm thành quyển sách giấu nơi nhà đá, không muốn tới người ngoài nói đi nói lại làm gì. Nhưng kẻ Tùng du đến hàng ngày, say khi cùng nhà luận thuyết, tay định chép sách này, cái chê lấy ngao lường biển, lấy ống dòm trời, hoặc có chỗ bất dụ, xin các ngài cao minh tứ phương dạy cho, ta mong lắm.

 

 

 

 

 

 

BỐC PHỆ CÁCH NGÔN

 

 

 

Phàm bói là đạo thông với thần minh, vì thế đoán hung cát, quyết định điều lo lắng

nghi ngờ, do ở hòa tương âm dương, sự biến hóa linh diệu. Nên nghĩa thì rất

tinh mà việc thì rất lớn lao. Thánh Kinh có nói : hết sức chí thành thì có thể

biết trước sự việc. Nên người xem bói không thành thì chẳng đúng. Người đoán

nói ẩu thì chẳng linh. Đó là hai điều cần biết.

 

Mọi khi thấy người đời cần việc thì bói mà một chữ Thành chẳng hiểu. Có kẻ thì rượu chè be bét, có kẻ thì tà dâm chẳng tinh khiết, đến lúc cần kíp cầu khẩn cần cảm ứng với thần minh, thì sao cảm được. Lại có kẻ giàu có xem nhẹ chuyện bói nhờ bạn bè hoặc nô bộc bói hộ mà người xem chẳng thực lòng cho nên bói chẳng ứng, chiêm nghiệm chẳng linh, liền kết tội ở người bói mà chẳng tự biết lòng mình

chẳng thành. Điều này hết sức đòi hỏi ở người thầy bói. Lại có kẻ làm thầy bói

hiếu lợi, dụng bói đề đánh lừa, như kẻ bệnh tật cần bói tuy chẳng phải là việc

lớn, mà táng tận lương tâm, cấu kết với tăng ni, đạo quan, định lễ vật cúng cấp

phiền toái, hoặc đoán bậy vì lợi, xem người đến bói giàu nghèo mà đoán bậy lúc

nhiều lúc ít, rồi tùy chùa, tùy đạo quan, tùy am bắt thế này thế nọ, tụng kinh

ra sao, người đi bói đâm hoang mang chẳng bếit dựa vào đâu. Với người giàu có

phì tổn thì dễ, người nghèo khó lắm lúc phải nợ nần, bán đồ bán đạc. Rồi khi

bệnh lành thì bảo là đủ lễ vật, bệnh nhân chết lại bảo tụng kinh này nọ không

đủ, mà khi chết rồi thì có ích gì. Đó là cái hại của tăng, đạo. Lại có kẻ mới

học về y, mạch lý, chưa rõ mà cứ hỏi họ tên nơi ở của người bệnh để cáo mà tiến

cử, mà nào biết người bói chẳng đủ sức lo lễ vật, đó là cái hại của bọn lang

băm.

 

Đó là cái hại mà đâu đâu cũng có. Ta từ khi buông rèm xem bói không mê hoặc, không vọng đoán, xem xét đoán quẻ và xem kỹ càng, không gì không ứng, đó không phải là cái học chẳng tinh mà đoán bậy. Vậy nay học đã khá tinh, nên viết sách Bốc Phệ Chính Tông, xin người cao minh chỉ bảo. Chỉ sợ con người đi xem bói lòng chẳng thành nên chẳng đúng, nên đoán chẳng linh nghệm mà thôi. Nên thành tâm là đầu vậy.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.