Giảm giá!

Đồng Khánh Địa Dư Chí – Viện Nghiên Cứu Hán Nôm

3,000,000

Đồng Khánh Địa Dư Chí (Việt – Hán – Anh – Pháp)

Biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Phan Văn Các…

NXB Thế Giới 2003

3 Tập ( Tập 1 – 2 có 2099 trang khảo về địa dư và tập 3 là 300 bản đồ hành chính của các tỉnh thuộc Bắc – Trung bộ, Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20)

Đồng Khánh địa dư chí là một hồ sơ quan trọng của triều Nguyễn, ngày nay đã trở thành một tác phẩm ở vào vị trí cuối cùng của di sản thư tịch cổ Việt Nam về địa lý học.

Đồng Khánh địa dư chí, bộ địa dư chí chỉ gồm 25 tỉnh Cao Bằng đến Bình Thuận như hiệp ước Patenôtre 1884 qui định, là tác phẩm quan trọng trong di sản Hán Nôm Việt Nam. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Viễn đông Bác cổ (ban biên tập gồm Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, Phan Văn Các, Lê Việt Nga, Dương Thị The) hoàn tất việc dịch, chú thích tác phẩm này nhưng chỉ công bố phần của 19 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Tác phẩm do Nxb Thế giới, Hà Nội xuất bản gồm 3 tập: Hai tập văn bản (I và II) và 1 tập bản đồ (III). Các tỉnh còn lại, vì những vấn đề gọi là nhạy cảm mà ai cũng biết nhưng nghĩ cho cùng cũng rất bình thường trong đời sống học thuật lâu nay liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở vùng biên giới hải đảo, có lẽ sẽ được công bố vào một thời điểm thích hợp.

Mô tả

Đồng Khánh địa dư chí (chữ Hán: 同慶地輿志), còn gọi là Đồng Khánh địa dư chí lược (chữ Hán: 同慶地輿志略) là bộ sách địa chí viết bằng chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, sách được vua Đồng Khánh ra sắc chỉ sai làm, bắt đầu từ khoảng tháng 5 năm 1887 và được hoàn thành trong khoảng thời gian từ đó cho đến mấy năm đầu đời Thành Thái.

Nguyên bản gồm 25 tập chép tay (có tài liệu ghi là 27 tập), ghi lại địa lý các tỉnh trong cả nước (chỉ gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ) thời Đồng Khánh (1886-1888). Mỗi tỉnh gồm các mục: vị trí, giới hạn, số huyện, tổng, xã, thôn, phường, số đinh, binh lính, ruộng đất, thuế khóa, phong tục, thổ sản, khí hậu, núi sông, đường sá, đồn lũy, đền miếu, cổ tích, kỹ nghệ. Ngoài ra, mỗi quyển có bản đồ huyện, phủ, tỉnh, tổng cộng 314 bức.

Sau khi hoàn thành, sách được lưu giữ tại Nội các của triều đình Huế. Khoảng những năm đầu thế kỷ XX, Viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội được phép mượn bản đó để sao chép ra một bản đưa vào sưu tập thư tịch Hán Nôm của Viện này, đánh ký hiệu A.537.

Khoảng năm 1940, cơ quan Toyo Bunko (Đông Dương văn khố) của Nhật Bản đã nhờ Viện Viễn Đông Bác cổ giúp tổ chức sao chép cho một bản chép tay sao lại từ bản A.537. Tuy nhiên, do phần các bản đồ hơi mờ nên sau đó Toyo Bunko cho người sang Hà Nội xin chụp thu nhỏ bằng phim ảnh.

Riêng về bản gốc của triều đình Huế, vẫn được xác nhận tồn tại đến tận năm 1967 ở Đà Lạt, trong kho tài liệu của triều đình Huế do chính quyền Việt Nam Cộng hòa di chuyển từ Huế vào. Tuy nhiên, hiện tại bản gốc đã bị thất lạc, không rõ tung tích.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.