Giảm giá!

Dược Thảo Luận Trị – Đông Y Sĩ Cảnh Thiên

585,000

DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ
Tác giả: ĐYS Cảnh Thiên
Houton Texes, 2015
1398 Trang

Dược Thảo Luận Trị giúp bạn:

Để tự trau giồi kiến thức Đông Y Dược Học.
Để tự kiểm định sức khỏe bằng luận lý khoa học.
Để tự điều trị bệnh bằng dược thảo thiên nhiên.
Để trở thành thầy thuốc chuyên nghiệp, giúp đời.
Được xếp vào hạng bán chạy nhất (best seller).
Kết bổ hằng nghìn bài thuốc tâm đắc của các danh y kim cổ Việt, Hoa.

Hướng dẫn điều trị từ bệnh thông thường đến các bệnh nan y như: cao máu, tiểu đường, phong thấp, vảy nến, viêm gan, ung thư, AIDS/SIDA…

Sách dày 1398 trang, tái bản có hiệu chính và bổ sung, trình bày khoa học, ngôn từ dễ hiểu.

Hữu dụng cho mọi người, mọi giới, mọi nhà, qua mọi thời đại.

Một tặng phẩm quý giá, ý nghĩa, người nhận chắc chắn hài lòng.

Mô tả

Dược thảo (Herbal Medicine) là tên gọi chung các loài cây cỏ dùng làm thuốc. Dược thảo hiện trên khắp bề mặt trái đất. Nơi nào có cây cỏ hầu như nơi đó có dược thảo, kể cả dưới lòng đại dương. Theo thống kê ngành thực vật học Hoa Kỳ cho biết, trên bề mặt trái đất hiện có chừng 450, 000 đến 500, 000 chủng loại cây cỏ khác nhau, trong đó số lượng cây cỏ dùng làm thuốc được khám phá và chính thức ghi vào danh mục dược liệu thế giới không tới 5, 000 loài, nghĩa là chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/ 100. Điều nầy cho thấy thiên nhiên còn tàng trữ vô số dược thảo quý hiếm mà con người chưa hề biết tới.

Theo y sử, cái nôi của nền y học cổ truyền vùng Châu Á Thái Bình Dương tập trung tại Trung Hoa. Bởi thế, các thầy thuốc Đông y chuyên dùng “Đông dược” để trị bệnh cho dân chúng. Nói đến Đông dược, người ta nghĩ ngay đến mặt hàng “Trung dược” của dân tộc Trung Hoa, còn gọi là “Thuốc Bắc”, được đánh giá là nguồn dược liệu phong phú nhất, nổi tiếng nhất về cả hai phương diện “Sản lượng” và “Chất lượng”. Tuy nhiên suốt hơn 3, 000 năm qua, giới thầy thuốc y học cổ truyền phương Đông vẫn tiếp tục sử dụng chừng ấy chủng loại Đông dược cho dù có khá nhiều dược liệu kém hiệu năng, thiếu an toàn cần loại bỏ. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc bảo lưu Đông dược.

  1. Do thiếu điều kiện giao tiếp, trao đổi thông tin với nước ngoài, một số thầy thuốc y học cổ truyền không biết rằng trên thế giới còn có nhiều loại dược thảo quý và tác dụng trị bệnh đạt hiệu quả cao không thua gì Đông dược.
  2. Do trình độ văn hóa, đặc biệt khả năng sinh ngữ còn hạn chế, một số thầy thuốc y học cổ truyền không thể tự trao đổi kiến thức y học bằng cách nghiên cứu tài liệu qua sách báo, internet viết bằng Anh hay pháp ngữ.
  3. Do tính bảo thủ và niềm tự hào cố hữu của các dân tộc Đông phương, một số thầy thuốc y học cổ truyền chỉ chuyên tâm vào Đông y dược học, xem nhẹ môn “Cơ thể học” rất quan yếu cùng những lời khuyến cáo xây dựng của Y học hiện đại.

Riêng về dược thảo, trong vòng 40 năm trở lại đây, do mãi lực buôn bán dược thảo ngày càng gia tăng, giớ kinh doanh đã chia nguồn dược liệu thế giới thành 2 khối chủ lực:

– Khối Đông dược: (Oriental Medicines) chọn Trung Quốc làm trung tâm trao đổi mậu dịch. Khối này, ngoài Trung Quốc đóng vai đại biểu, bao gồm đất nước Nam Bắc Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn độ, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia và một vài quốc gia vùng lưỡng hà như Iran, Irac, Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ.

– Khối “Dược thảo thiên nhiên” (Herbal Medicines) chọn Hoa Kỳ làm trung tâm trao đổi mậu dịch. Khối này bao gồm một số quốc gia thuộc Châu Âu: Nga, Đức, Pháp, Albania, Bungaria, Hungaria, Croatia, Somalia, Anh, Ý, Đại Lợi, Hy lạp, Ai cập; khu vực Bắc Mỹ có Canada, Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ; vùng Trung Nam Mỹ có Panama, chile, Brazil; ở Châu Phi có nhiều quốc gia đứng chung trong khối South Africa.

Dược diệu hai khối tuy đồ sộ nhưng mãi lực hoán chuyển không đều, hiếm thấy “Khối Đông dược” mua dược thảo của thế giới. Ngược lại, tại Hoa Kỳ, người tiêu thụ có thể hỏi mua bất kỳ loại dược liệu quý hiếm nào. Khắp Hoa Kỳ có hàng nghìn công ty mua bán dược thảo, hàng vạn cửa hàng bán lẽ sản phẩm dược thảo mang tên “Health Food Store” và hằng trăm Viện bào chế dược thỏa theo qui trình công nghiệp. Mặt khác, Hoa Kỳ còn mở nhiều trường Đại Học chính qui, chuyên đào tạo Bác sĩ ngành dược thảo học (Traditionally Naturopaths) như: Oriental Medicine Doctor (O.M.D), Naturopathic Doctor (N.D), có rất nhiều người đạt tới học vị Tiến sĩ (Ph.D). Riêng tài liệu, sách báo nghiên cứu hướng dẫn các sử dụng Đông dược và Dược thảo thiên nhiên hiện có hơn 1, 000 ấn phẩm giá trị được lưu trữ trong các thư viện hoặc bày bán tại các hiệu sách lớn. Với nguồn tài chính dồi dào, đội ngũ khoa học kỹ thuật đứng đầu thế giới, viễn ảnh một quốc gia hãy còn non trẻ về Đông y học như Hoa kỳ có thể vượt qua Trung Quốc lãnh đạo cả nền y học Đông Phương không còn là chuyện ảo tưởng!

Về tính dược, qua khảo sát, các nhà khoa học ghi nhận cả hai nguồn “Đông dược” và “Dược thảo thiên nhiên” đều có một số ưu khuyết điểm hiển nhiên về tính dược. Trong chiều hướng kiện toàn kỹ thuật điều trị bằng dược thảo, Đông y học cần nên bổ sung hoặc thay thế những loại Đông dược kém phẩm chất bằng dược thảo đặc sắc của thế giới theo phương châm “tốt thêm tốt” và “tốt thay xấu” nhầm kiến tạo một phương dược mới mạnh hơn về tính năng điều trị mà vẫn bảo đảm được sự an toàn sức khỏe. Đây chính là động cơ thúc đẩy tập sách “DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ” ra đời. Sau 40 năm hành nghề Đông y tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã giúp người làm công tác y thuật cổ truyền tiến bộ rất xa về mặt khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu dược liệu, dựa theo y lý “Tính vị qui kinh”, chúng tôi đã mạnh dạn thay đổi linh hoạt một số dược thảo thiên nhiên thế giới vào các phương thang căn bản của Đông y. Việc phối ngũ này đã mang lại ít nhiều thành quả tốt đẹp. Ví dụ, dùng vị Milk thistle, một dược thảo đặc sắc vùng Bắc Mỷ phối hợp với toa “Nhân bồ thanh can ẩm” của Đông y để trị bệnh viêm gan siêu vi B, C thì thấy khả năng kháng viruses tăng cao hơn, chức năng gan hồi phục nhanh hơn so với phương thang đơn thuần. Hoặc gia vị Yohimbe, một dược liệu đặc sắc của Châu Phi vào toa “Bổ thận cố tinh” của Đông y để trị bệnh liệt dương ở nam giới thì thấy khả năng sinh lý hoạt động mạnh hơn, tốt hơn khoảng 65-70% so với phương dược đơn thuần…

Là người làm công tác Đông y, chúng tôi luôn quan tâm tới vận mệnh của nền y học cổ truyền Việt Nam. Ngoài việc kế thừa kinh nghiệm của các bậc danh y tiền nhân, chúng tôi thiết nghĩ lớp hậu học cần tiếp cận nhiều hơn với nền y học hiện đại để nâng cao kiến thức, đồng thời nghiên cứu sử dụng thêm nguồn dược liệu của thế giới để bổ sung, thay thế các dược vị kém hiệu năng. Do đó, tập sách “DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ” nầy đi những bước thăm dò bằng cách liên kết cả 4 bộ môn sau đây vào một nền y thuật cổ truyền mang tính canh tân:

– Đông y học (Oriental Medicines)

– Cơ thể học (Human Anatomy)

– Chuẩn đoán học (East- West Diagnositcs

– Lâm sàng học (Clinic)

Hy vọng tập sách sẽ giúp đọc giả hiểu rõ hơn về vấn đề sinh lý, bệnh lý của con người qua cả hai lăng kính học thuật Đông – Tây y. Đặc biệt, môn “Cơ thể học” của y học hiện đại được đưa vào tập sách “DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ” như một “trợ huấn cụ” nhầm 2 mục đích: Soi sáng thêm học thuyết của người xưa đồng thời giúp độc giả nâng cao kiến thức về cơ thể của con người, chức năng cùng cách vận hành của các cơ quan.

Do khả năng, kinh nghiệm hạn chế, chắc rằng việc biên soạn tập sách “DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ” còn nhiều sai sót, nhất là về lãnh vực mô học và hóa học. kính mong các bậc danh y, đồng nghiệp, độc giả cao minh rộng lòng chì giáo để tu chính đầy đủ hơn trong lần tái bản. Nhà hiền triết Socrate nói: “Chỉ có một điều tốt, đó là kiến thức và một điều tệ hại, đó là ngu dốt”. Nếu cái tốt phát sinh từ lòng hiếu học và hướng thượng cũng đáng được dung thứ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.