Giảm giá!

Đường Tống Bát Đại Gia – Hà Minh Phương

300,000

Bách Khoa Toàn Thư Tinh Túy Văn Học Cổ Điển Trung Quốc

Đường Tống Bát Đại Gia (Tam Tác Gia Lớn Đời Đường Tống)

Biên soạn: Hà Minh Phương

Hiệu đính: Trần Kiết Hùng

NXB Đồng Nai 1996

379 Trang

Mô tả

Hai triều đại Ðường,Tống có tám nhà được liệt kê thuộc hàng ưu tú. Trong văn học sử lúc bấy giờ đã liệt tám bậc kỳ tài này là Ðường,Tống bát đại gia. Ðó là : Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (thuộc đời Ðường) Âu DươngTu,Vương An Thạch, TôTuân,Tô Thức,Tô Triệt và Tăng Củng (đời Tống).

    Cứ vào Trung Hoa Văn Học Sữ, hai đời ÐƯỜNG và TỐNG tính ra có đến hàng ba thế kỷ đất nước hưởng cảnh thái bình thịnh trị, nhờ vậy mà nền văn học lúc bấy giờ có cơ hội phát triển đến hồi cực thịnh. Lúc bấy giờ thời đại hoàng kim của “Thơ” là ÐƯỜNG, mà thời đại hoàng kim của “Tư”ø là TỐNG. Có điều đời Ðường không thấy có một đại tác phẩm nào xuất hiện được đánh giá là có tầm vóc lớn như các bộ sử Tân Ðường Thư, Tân Ngũ Ðại sử của Âu Dương Tu hay Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang v.v…của đời Tống,,,Tuy nhiên giới làm văn hóa lúc bấy giờ nhận thấy các tản văn của thời đại nhà Ðường cũng không thua kém gì nhàTống, và đều được xem như những viên ngọc quí.
Qua đến Lục Triều – là giai đoạn mà phong trào duy mỹ nổi lên được giới văn nhân lúc bấy giờ tán thưởng. Ðó là thời kỳ được xem là cực thịnh. Tuy vậy, vào triều Ngụy cũng có lắm sự chống đối vạch ra những sở đoản của nó. Cho mãi đến thế kỷ thứ VIII là thời đại THỊNH ÐƯỜNG phong trào phục cổ mới xuất hiện. Phong trào này do Trần Tử Ngang đề xướng được sự cổ xúy của Lý Bạch và Ðỗ Phủ… Tuy nhiên những người được xem là có công đẩy mạnh phong trào phục cổ chính là Hàn Dũ cùng Liễu Tôn Nguyên.

Hàn Dũ cổ xúy mọi người cần phải theo con đường nhân nghĩa mà đi, hãy theo con đường Thi,Thư mà lội. Nếu cứ một mực ấy mà làm thì không thể nào lầm lạc. Con đường trước mặt là con đường thênh thang rộng lớn chẳng bao giờ tuyệt được cái nguồn của thánh nhân vạch ra. Hàn Dũ ân cần nhắn nhủ với giới làm văn học chẳng phải sách của thời Tam Ðại hay thời Lưỡng Hán thì không nên đọc nó, có nghĩa cái gì không phải thuộc về cái chí của thánh nhân thì đừng bao giờ cầm giữ lấy nó.

    Theo Hàn Dũ cái lối văn biền ngẫu thì quả diễm lệ thật, hoa mỹ thật và du dương thật, nhưng mà nó chỉ là lối văn ru ngủ lòng người, làm cho lòng người bị mê hoặc mà đi sai đường lạc lối. Nó du dương thật, êm tai thật và phù bạc thật, nhưng chính đó là các loại âm ba lãng mạn, dẫn dắt con người đi vào chốn suy đồi, phản lại lời dạy của thánh nhân.

    Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên hô hào phục cổ. Ông đưa ra lý thuyết để bảo vệ quan niệm của mình đối với văn phong cổ đại của thánh hiền. Theo ông, phục cổ không phải là mô phỏng theo cổ nhân mà đánh mất đi đức tính và óc sáng tạo của mình. Muốn giữ đúng mực thước viết văn làm người thì không gì hơn là theo lời dạy của thánh hiền, theo cái ý của thánh hiền…

    Tản văn của đời Ðường mỗi bài mỗi vẻ, không hoa mỹ nhưng không kém phần diễm lệ, không ai oán song lời văn vẫn khiến cho người đọc không khỏi bùi ngùi xúc cảm, lời văn không cứng rắn một cách quá đáng, song không vì vậy mà ủy mị đưa con người đến chỗ bi quan buồn thảm…Tóm lại, tản văn của thời đại đời Ðường vừa hùng hồn lại cũng vừa trang nghiêm…

    Ðến đời Nguyên 1234-1368 các nhà hoạt động văn hóa bị sự nghi kỵ của nhà cầm quyền Mông Cổ. Họ luôn luôn bị theo dỏi và tìm đủ mọi cách đàn áp, khiến cho giới văn học lúc bấy giờ chuyển qua viết “tuồng”, lồng vào đó các lời lẽ tâm sự một cách kín đáo…Vì vậy mà giai đoạn khó khăn này chỉ thịnh về “Tuồng” nhưng lại suy vi khá nhiều về tản văn hay thi phú.

    Sau năm 1368 – 1660 thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ , Trung Hoa thu hồi lại nền độc lập. Nền văn học lại bừng lên khắp đất nước. Giai đoạn này chẳng khác nào như trăm hoa đua nở. Thời kỳ này phong trào viết tiểu thuyết thịnh hành và hoàn toàn xu hướng viết bằng bạch thoại. Tuy nhiên về thi phú, tản văn thì hoàn toàn suy thoái không bằng thời đại của Ðường Tống…

    Vào đầu thế kỷ thứ XVI phong trào “hoài cổ” ra đời. Thời kỳ này có Lý Mộng Dương và Hà Cảnh Minh cổ xúy trở lại con đường của thời Tần, Hán. Phong trào này không mấy thành công. Giới văn học lại vẫn theo xu hướng mới, bác bỏ ý tưởng của Lý Mộng Dương và Hà Cảnh Minh. Phong trào “hoài cổ” lại phai mờ đi…nếu không nói là hoàn toàn lạnh nhạt.

    Nhưng trải qua một thời gian hơn nửa thế kỷ phong tràohòai cổ” lại thêm một lần nữa dấy lên. Lần này thì Lý Phan Long cùng Vương Thế Trinh đứng ra hô hào, nhưng cũng chẳng mấy người trong giới làm văn hóa hưởng ứng. Vì vậy mà tiếng vang chẳng có là bao nhiêu. Thơiø nhà Minh người ta tìm thấy được một ít bài được gọi là vượt trội, song đó chỉ là một số rất ít, nhà triết học Vương Thủ Nhân được xem làuyên thâm nhất trong số gồm Tống Liêm,Lưu Cơ, Phương Hiếu Nhụ… Vương Thủ Nhân được giới văn học lúc bấy giới cho là có thể so sánh được với Hàn Dũ, Âu Dương Tu…

    Nền văn học Trung Hoa đã phát triển vô cùng rực rỡ. Dù phải trải qua bao nhiêu biến cố tang thương…bời những cuộc chiến nhưng nền văn học của đất nước này không vì vậy mà bị gián đoạn. Những nhân vật lịch sử : Khổng Tử 551-479 và hàng bao nhiêu môn đệ đã để lại bộ Luận Ngữ mở đường cho “ngữ lực” cho hậu thế.

    Bộ Luận Ngữ bao hàm đủ các bộ môn từ triết học, chính trị cho đến văn học, giáo dục… Văn Luận ngữ thâm trầm, càng đọc càng thấm thía, càng suy nghĩ càng cảm thấy vô cùng thích thú… Luận ngữ là một bộ sách mà dân tộc Trung Hoa cho đó là sự hãnh diện của mình.

    Tiếp đến là Mặc Tử. Ông người nước Lỗ tên là Ðịch sinh 480-397 sau khi Khổng Tử qua đời. Ðể lại đời là bộ Mặc Tử và cũng chẳng khác bộ Luận Ngữ của Khổng Tử đều do môn đệ chép lại mỗi lần ông giảng giải. Bộ Mặc Tử gồm 53 thiên gồm các thiên mà người sau cho là có thể tin được là do chính ông đã phát biểu trong lúc giảng dạy: Thượng Hiền,Thượng Ðồng,Phi Công,Phi Nhạc…

    Rồi đến Mạnh Tử, sinh năm 372-288, ông đã để lại bộ Mạnh Tử sau bộ Luận Ngữ lối 200 năm. Sau Mạnh Tử đến Trang Tử tức Trang Chu. Ông chịu ảnh hường của Lão Tử, Dương Tử… Ông đi ngược lại với Khổng,Mặc và Mạnh Tử.

    Tiếp đến là Tuân Tử sinh ở nước Triệu 330 Tr Tây lịch, và mất vào khoảng 227. Xu hướng của ông tôn quân quyền như Khổng Tử. v.v.. Qua nhà Hán thì có Tư Mã Tương Như 179-117 trức Tl. Ông ngưỡng mộ Lạn Tương Như, có thể vì vậy mà ông đặt bút hiệu cho mìng là Trương Như.

    Các nhân vật lịch sử của nền văn học Trung Hoa nói khôn cùng, nhân vật nào cũng xứng đáng là những người làm nên lịch sử..

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.