Mô tả
Kinh Dịch Và Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc
Kinh Dịch vốn được coi là một loại sách “kỳ thư” (sách kỳ lạ). Ở Trung Quốc, nó được đông đảo học giả giảng giải chú thích qua các triều đại lịch sử. Riêng ở VN, ngay từ thời còn khoa cử Hán học, Kinh Dịch đã được các nhà nho VN giảng luận giải thích. Rất tiếc các văn bản ấy vẫn còn nằm trong dạng chữ Hán nên không thể phổ biến rộng rãi. Đầu thế kỷ 20, khi chữ quốc ngữ đã định hình, Kinh Dịch bằng chữ quốc ngữ liền ra đời ngay với các bản dịch của Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, Nguyễn Duy Tinh… Gần hơn nữa lại có Nguyễn Hiến Lê, Lê Văn Quán, Bùi Hạnh Cẩn… càng tạo thành một phong trào “học Dịch” ở VN.
Bộ Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc của TS Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh xuất bản lần này đã kế thừa tinh hoa của các bản dịch trước đó. Hai tác giả đã chứng tỏ trình độ xử lý văn bản cao, nhất là đã tiếp thu được bản Bạch thư Chu Dịch mới phát hiện ở Mã Vương đôi (Hồ Nam, Trung Quốc, 1973). Dương Ngọc Dũng phụ trách phần dịch Kinh đã công phu khi đối chiếu với bản dịch chữ Anh của Richard Wilhelm (ngoài các bản dịch chữ Hán khác) để đưa ra cách “thuyên thích” (giải thích và thuyết minh) khá thú vị, hấp dẫn người đọc. Phần dịch Truyện (in thành một cuốn riêng với tựa Chu Dịch đại truyện) của Lê Anh Minh lại càng chứng tỏ một kiến giải vững vàng về Dịch học. “Thuyên thích” mới của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh chắc chắn cung cấp cho bạn đọc yêu “Dịch học” nhiều kiến thức mới hữu ích.
Tìm hiểu Kinh Dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát. “Kinh Dịch”là một quyển cẩm nang chính trị bằng lời lẽ bí hiểm của vu thuật chiêm bốc được sáng tác để giáo huấn các bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc.
Đây là bản dịch tiếng Việt của Chu Dịch cập nhật nhất hiện nay, cực kỳ thú vị và hấp dẫn.
Sách giúp độc giả hình dung tình hình nghiên cứu Kinh Dịch hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan và Hương Cảng. Ngoài ra, sách còn có một thư mục đầy đủ về các công trình nghiên cứu Chu Dịch từ thời Tiên Trần đến nay, rất có ích cho các nhà nghiên cứu tham khảo.
Mời bạn đón đọc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.