Lã Thị Xuân Thu (Trọn Bộ) – Ngô Trần Trung Nghĩa

299,000

LÃ THỊ XUÂN THU (Bản dịch trọn bộ)

Tác giả: Lã Bất Vi

Dịch giả: Ngô Trần Trung Nghĩa

Nhà Phát hành: Khang Việt Book

Nhà xuất bản: Văn Học

***

Thông tin sách:

Hình thức: Bìa cứng

Kích thước: 16×24 cm

Số trang:  528 trang

Cân nặng: 400gr

Năm phát hành: 2023

Mô tả

Lã Thị Xuân Thu

Sách gồm 26 quyển, 160 thiên, nội dung tương đối phong phú và phức tạp. Toàn bộ sách chia làm 12 kỷ, 8 lãm, 6 luận, hơn 20 vạn chữ. Nội dung phong phú, cho là đủ hết những việc trời – đất, muôn vật, xưa – nay.

Lã thị Xuân Thu có kết cấu chặt chẽ, cân đối. Ba phần lớn là Kỷ, Lãm, Luận mỗi phần chia ra những thiên nhỏ, từ những góc độ mệnh đề khác nhau; các chủ trương mệnh đề rạch ròi, mạch lạc thành một hệ thống, có một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối.

Mười hai thiên sắp xếp theo 4 mùa, mỗi mùa có 3 kỷ: Mạnh, Trọng, Quý. Kỷ thủ là nguyệt lệnh của tháng; xuân chủ sinh, hạ chủ trưởng, thu chủ thu, đông chủ tàng. Các thiên mùa hạ nói về “trồng người”, về giáo hóa; mùa thu nói dụng binh, dụng hình và về lẽ dụng hiền thì hơn dụng binh; mùa đông thì nghỉ ngơi, lương thực cất giấu, làm việc tử táng…

Giá trị học thuật
Lã Thị Xuân Thu thu thập rộng rãi, tổng hợp sở trường của các nhà, vì vậy được gọi là những lời nói có lựa chọn của Tạp Gia. Các môn khách của Lã Bất Vi đại diện đủ các trường phái học thuật tư tưởng, do đó họ biết kết hợp tinh thần thời đại với đặc điểm tình hình lúc đó để đưa ra những bài viết tiêu biểu cho trường phái tư tưởng học thuật của mình.

Nhìn chung, bộ sách soạn rất công phu, lời văn thận trọng, nghiêm trang, tuy không tươi đẹp song cũng là một tác phẩm văn sử ký quan trọng và có giá trị. Lã thị Xuân Thu được viết theo dàn ý cương mục vạch sẵn, có định hướng rõ rệt, việc tuyển chọn các bài viết rất nghiêm ngặt. Do đó, đây không phải là một luận văn mà là một bộ chuyên khảo, thành một hệ thống thống nhất hẳn hoi.

Lã thị Xuân Thu có thái độ “trạch thiện nhi tòng” (chọn cái hay mà theo), vì thế nó chọn hình thức chủ yếu là kế thừa và phát huy, chứ không thể hiện thái độ hẹp hòi độc tôn một nhà, vùi dập những nhà khác. Đây được xem là một thái độ đáng quý.

Trong toàn bộ 160 thiên của cuốn sách đã thể hiện quan điểm học thuật của chư tử, trong đó chủ yếu có: Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Nho gia, Âm dương gia, Binh gia, Nông gia…

Lã Bất Vi là thương gia, ông không thực thi tư tưởng “trọng nông ức thương” như Thương Ưởng trước đây mà là “nhất nông nhì thương”. Tư tưởng này được thực thi thành chính sách có lợi cho sự phát triển của xã hội.

Đây không chỉ là một kiệt tác của nhân loại mà còn là một bộ sách mang tầm ảnh hưởng rộng đối với nhiều nhà văn học cũng như là chính trị học-nhất là đối với đất nước Trung Hoa. Theo ý kiến của Cao Dụ thời Đông Hán:

“Bất Vi đã tập hợp những điều sở văn của Nho gia, nhưng sách này chủ trương lấy đạo đức làm mục tiêu, lấy vô vi làm cương kỷ, lấy trung nghĩa làm phẩm đức, lấy công bằng cởi mở làm chuẩn mực, như phối hợp cả Mạnh Kha, Tôn Khanh với Hoài Nam, Dương Hùng vậy.”

Giá trị tư tưởng
Đối với quan điểm tư tưởng của các nhà, Lã Bất Vi không hề vơ vào bừa bãi mà cố gắng gạn lọc, bỏ hết những chỗ mâu thuẫn, rồi tổng hợp lại hình thành nên hệ thống của mình.

Phạm trù tư tưởng trong Lã thị Xuân Thu rất lớn, không chỉ đề cập tới triết học, nhận thức luận mà luận giải cả về tình dục, bày tỏ kiến giải về nhân tính luận. Về phương pháp nhận thức, Lã thị Xuân Thu cố gắng gạt bỏ tính chủ quan và tính phiến diện; chủ trương xét danh để tìm cái thực, danh thực tương đương và chủ trương vận dụng đúng đắn phương pháp tư duy logic, phê phán ngụy biện.

Sách lấy tư tưởng Nho giáo làm chủ, song bao hàm đủ cả các chủ ý của các phái Danh gia, Pháp gia, Mạc gia, Nông gia…

Ngoài ra, Lã thị Xuân Thu rất coi trọng dưỡng sinh và thẳng thắn phê phán các vua đương triều, không kiêng dè.

Lã Thị Xuân Thu (Trọn Bộ) - Ngô Trần Trung Nghĩa
Lã Thị Xuân Thu (Trọn Bộ) – Ngô Trần Trung Nghĩa

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.