Mô tả
Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán
Triết học Trung quán đã dẫn đến cuộc cách mạng thực sự và triệt để trong tư tưởng đạo Phật và qua đó, ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực triết học Ấn Độ. Toàn bộ tư tưởng Phật Giáo đều chuyển sang học thuyết Tánh không (śūnyatā) của triết học Trung quán.
Triết Học Trung Tâm của Phật Giáo: Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán là tác phẩm quan trọng của T.R.V. Murti – nhà tư tưởng lỗi lạc trong số những triết gia Ấn Độ của thế kỷ thứ XX. Ông là đại biểu ưu tú nhất cho triết học truyền thống Ấn Độ trên thế giới. Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ về Triết học Trung quán, là tác phẩm khảo cứu nghiêm túc được đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới về Trung quán.
Tác phẩm cũng là luận án Tiến sĩ Văn chương thuộc Đại học Banaras Hindu University, (Varanasi) được trình bày thành 3 phần, và các phần được nối kết nhau với độ dài không đồng nhất.
Vì số lượng trang của tác phẩm quá dài nên chúng tôi in thành hai tập:
Tập I chủ yếu là lịch sử Trung quán, vạch lại nguồn gốc ban đầu và quá trình phát triển của Trung quán, biện chứng pháp Trung quán, như là nỗ lực hóa giải những mâu thuẫn gây ra bởi hai truyền thống chính trong triết học Ấn Độ, hữu ngã luận và vô ngã luận. Việc sử dụng biện chứng pháp có thể được tìm thấy trong sự ‘im lặng’ trứ danh của Đức Phật, trong sự khước từ những suy đoán tư biện (speculate) và suy lường các phạm trù thực tại siêu nghiệm (transcendent reality). Sự phát triển các giai đoạn và trường phái tư tưởng cùng văn hệ Trung quán cùng là ảnh hưởng có thể thấy được của Trung quán vào những nền triết học sau này, đặc biệt là trên Duy thức tông (Vijñānavāda) và Phệ-đàn-đa (Vedānta).
Tập này gồm 4 chương: (1) nguồn gốc và sự phát triển của triết học Trung quán, (2) sự im lặng của đức Phật và khởi nguyên của biện chứng pháp Trung quán, (3) sự phát triển hai truyền thống và hưng khởi hệ thống triết học Trung quán, và (4) ảnh hưởng của biện chứng pháp Trung quán.
Tập II gồm 10 chương, được phân ra làm hai phần, phần đầu là phần chính của tác phẩm, được dành để trình bày toàn bộ phê bình của triết học Trung quán, cấu trúc của biện chứng pháp Trung quán và áp dụng biện chứng pháp Trung quán vào vào các phạm trù tư tưởng, ý niệm về cảnh giới tuyệt đối, và đạo đức tôn giáo. Phần này gồm 7 chương, (5) cấu trúc biện chứng pháp Trung quán, (6) những phản đối chống lại mối quan tâm của biện chứng pháp, (7) sự vận dụng của biện chứng pháp, (8) quan niệm của Trung quán về triết học như là Bát-nhã ba-la-mật-đa, (9) tuyệt đối và hiện tượng, (10) biện chứng pháp và giải thoát, và (11) Tuyệt đối và Như lai.
Phần sau gồm 3 chương cuối là đối chiếu tư tưởng Trung quán với những hệ thống triết học biện chứng pháp nổi tiếng ở phương Tây, như Kant, Hegel, Bradley, và đưa ra nghiên cứu ngắn gọn các nền triết học khác nhau theo Tuyệt đối luận, như Trung quán, Duy thức và Phệ-đàn-đa (Vedānta), mà lập trường tư tưởng dị biệt của chúng, chưa được đánh giá đầy đủ.
Phần này gồm 3 chương, (12) Trung quán và một số hệ thống biện chứng pháp phương Tây, (13) tuyệt đối luận của Trung quán, Duy thức và Phệ-đàn-đa (vedānta), và (14) đánh giá hệ thống Trung quán.
T.R.V. Murti là một nhà tư tưởng lớn thấm nhuần cả hai nền triết học phương Tây và phương Đông đã khẳng định: “Biện chứng pháp của Hegel là một sản phẩm vô dụng, xa hoa phù phiếm, không có giá trị về phương diện tâm linh” (“The dialectic of Hegel is a brilliant superfluity, it had no spiritual value”) * để kêu gọi thế giới quay về đời sống tâm linh phương Đông, đặc biệt là Tuyệt đối luận của Trung quán, xem như đó là lối thoát cuối cùng và duy nhất cho nhân loại.
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch Việt trọn bộ 2 tập của dịch giả Thượng tọa Thích Nhuận Châu. Bản dịch được thực hiện từ nguyên tác tiếng Anh The Central Philosophy of Buddhism của T.R.V Murti.
Nhân đây, Thư Viện Hoa Sen và Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation xin chân thành cảm tạ thầy Thích Nhuận Châu đã gửi cho toàn bộ bản dịch để xuất bản từ rất lâu, nhưng mãi đến nay mới được xuất bản thành sách. Cũng cảm ơn Đạo hữu Quỳnh Trần đã rà soát bản cuối trước khi sách được in.
Kính giới thiệu,
Tâm Diệu
(*) T.R.V. Murti, The Central Philosophy of Buddhism, Goerge Allen and Unwin, 1968, p. 305.,
CHƯƠNG I: HAI TRUYỀN THỐNG TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
I. Hệ thống Triết học Trung quán–Vai trò và Ý nghĩa.
II. Tổng quan về hai truyền thống chính trong Triết học Ấn Độ.
III. Áo nghĩa thư (Upaniṣad) và Đạo Phật.
IV. Phải chăng Phật giáo Nguyên thuỷ thừa nhận Hữu ngã luận?
V. Những bình luận phản ứng Vô ngã luận của Phật giáo.
CHƯƠNG II: SỰ IM LẶNG CỦA ĐỨC PHẬT VÀ KHỞI NGUYÊN CỦA BIỆN CHỨNG PHÁP
I. Vài cách hiểu về Vô ký.
II. Đặc tính tương phản của Vô ký.
III. Giải pháp của Đức Phật về vấn đề.
IV. Kiến giải về Vô ký của A-tỳ-đạt-ma.
V. Thực tại siêu việt tư duy phân biệt.
VI. Chân nghĩa sự im lặng của Đức Phật.
VII. Dự liệu của tư tưởng Trung quán.
CHƯƠNG III: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ HƯNG KHỞI CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
I. Khái quát sự phát triển hai truyền thống triết học Ấn Độ.
II. Sự phát triển của các hệ thống triết học Hữu ngã luận.
III. Sự phát triển của các hệ thống triết học A-tỳ-đạt-ma.
IV. Sự chuyển tiếng sang Triết học Trung quán.
V. Bát-nhã Ba-la-mật-đa và sự phát triển hệ thống triết học Trung quán.
VI. Trung quán và các luận điển (từ năm 150 đến 800)
1. Thời kỳ đầu tiên–Long Thụ (năm 150 stl.) và Thánh Thiên (từ năm 180 đến 200 stl.)
2. Thời kỳ Phật Hộ (Buddhapālita) và Thanh Biện (Bhāvaviveka)
3. Thời kỳ Nguyệt Xứng và Tịch Thiên (Śānti Deva)
4. Thời kỳ thứ tư: Tịch Hộ (Śāntarakṣita) và Liên Hoa Giới (Kamalaśīla).
CHƯƠNG IV: ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN CHỨNG PHÁP TRUNG QUÁN
I. Ảnh hưởng của Trung quán đối với Duy thức tông
II. Tương quan giữa hệ tư tưởng Trung quán và Phệ-đàn-đa (Vedānta).
MỤC LỤC TẬP 2
Lời Giới Thiệu & Lời Tựa i
5 Chương 5. Cấu Trúc Biện Chứng Pháp Trung Quán 1
6 Chương 6. Những Phản Đối Chống Lại Mối Quan Tâm Của Biện Chứng Pháp 40
7 Chương 7. Sự Vận Dụng Của Biện Chứng Pháp 72
8 Chương 8. Quan Niệm Của Trung Quán Về Triết Học Như Là Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa 154
9 Chương 9. Tuyệt Đối Và Hiện Tượng 185
10 Chương 10. Biện Chứng Pháp Và Giải Thoát 233
11 Chương 11. Tuyệt Đối Và Như Lai 267
12 Chương 12. Trung Quán Và Một Số Hệ Thống Biện Chứng Pháp Phương Tây 291
13 Chương 13. Tuyệt Đối Luận Của Trung Quán, Duy Thức Và Phệ-Đàn-Đa (Vedānta) 319
14 Chương 14. Đánh giá hệ thống Trung Quán 346
Phụ Lục. Chú giải về 20 dạng Tánh Không (śūnyatā) 365
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.