Mô tả
Kinh Vi Diệu Pháp
Vô Tỷ Pháp Tạng (Abhidhammapiṭaka) là phần Pháp thứ 3 trong Tam tạng dạy cho chúng ta thấy rõ pháp bản thể đúng theo sự thật trong thân ta và tất cả chúng sanh như là tâm, sở hữu, sắc pháp và cũng sẽ biết rõ Níp-bàn là mục đích tối thượng trong Đạo Phật
Tạng Vô Tỷ Pháp hay gọi ngắn gọn là Vô Tỷ Pháp, là nhóm tập trung Phật ngôn đề cập nguyên lý cơ bản chuyên môn bởi vấn đề đều là pháp siêu lý (Paramatthadhamma) đưa ra ví dụ là khi nói đến một người nào, theo Vô Tỷ Pháp gọi người không có thật, chỉ là những điều hội họp với nhau như là tâm, sở hữu, sắc pháp. Như thế pháp trong nhóm này không có những vấn đề của người, sự kiện, hay chỗ ở là điều chế định liên quan đến sự dính mắc đó.
Tạng Vô Tỷ Pháp có tổng cộng 42.000 pháp uẩn chia ra làm 7 bộ gọi tắt là Saṅ, vi, tha, pu, ka, ya, pa (Đầu đề Vô Tỷ Pháp) được kể là:
1. Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani): là những Pháp tập hợp theo tụ theo chùm gọi là chương, có tất cả bốn chương là:
a) Chương phân loại tâm: trình bày sự phân chia tâm và sở hữu .v.v…
b) Chương phân loại sắc pháp: trình bày sự phân chia về sắc pháp .v.v…
c) Chương toát yếu: trình bày pháp theo mẫu đề (đầu đề) của pháp siêu lý (Paramatthadhamma).
d) Chương trích yếu: trình bày sự phân chia phần pháp chánh yếu theo Đầu đề của pháp siêu lý (paramatthadhamma).
2. Bộ Phân Tích (Vibhaṅga): là sự phân chia đầu đề trong bộ Pháp Tụ. Tất cả đầu đề tam có 22 nhóm và đầu đề nhị có 100 nhóm, chia làm 18 phân tích như là Uẩn phân tích (phân chia Uẩn), Xứ phân tích (phân chia Xứ), Giới phân tích (phân chia Giới), Đế phân tích (phân chia Đế), Quyền phân tích (phân chia quyền), Duyên Khởi phân tích (phân chia theo Duyên Khởi), Niệm Xứ phân tích (phân chia theo Niệm Xứ), .v.v…
3. Bộ Nguyên Chất Ngữ (Dhātukathā): là những lời giải thích về vấn đề 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới theo đầu đề của bộ với số lượng 105 câu và đầu đề từ bộ Pháp Tụ với số lượng 266 câu (mẫu đề tam 66 câu trong 22 nhóm và nhị đề 200 câu trong 100 nhóm) trình bày bởi nhiều cách khác nhau (số lượng 14 cách). Để tìm lời giải đáp là câu pháp thực tính đó yếu hiệp (nhiếp) được bao nhiêu Uẩn? Yếu hiệp được bao nhiêu Xứ? Và yếu hiệp bao nhiêu Giới? Không yếu hiệp bao nhiêu Uẩn? Không yếu hiệp bao nhiêu Xứ? Không yếu hiệp bao nhiêu giới?
4. Bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññatti): là sự định đặt (sự thông báo, trình bày hay giải thích) trong 6 vấn đề là:
a) Uẩn chế định là sự chế định vấn đề của Uẩn.
b) Xứ chế định là sự chế định vấn đề của Xứ.
c) Giới chế định là sự chế định vấn đề của Giới.
d) Đế chế định là sự chế định vấn đề của Đế.
e) Quyền chế định là sự chế định vấn đề của Quyền.
f) Nhân chế định là sự chế định vấn đề về Người.
5. Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu): là sự tranh luận để giải thích nhân quả cho thấy rằng luận điểm (quan điểm) của phần tha ngôn (các vị tỳ khưu trong bộ phái cắt ra từ Trưởng Lão Bộ trong thời đại đế Asoka) với số lượng 219 quan điểm sai lệch với Phật ngôn xưa mà các vị tỳ khưu Trưởng Lão Bộ đã thực hành theo. Ở cách thức tranh luận phải có logic. Đáng quan tâm ở đây là Phật ngôn được Đức Phật thuyết một cách đầy đủ, khuôn mẫu mà chỉ có trong bộ đó.
6. Bộ Song Đối (Yamaka) là sự vấn – đáp về vấn đề mười nhóm Pháp thực tính theo phương pháp hai câu là câu hỏi – câu trả lời thành một đôi là cách đặc biệt của bộ này. Mười nhóm Pháp thực tính như là:
1) Nhóm Căn (Pháp thực tính về nhân).
2) Nhóm Uẩn.
3) Nhóm Xứ.
4) Nhóm Giới.
5) Nhóm Đế.
6) Nhóm Hành.
7) Nhóm Tùy Miên.
8) Nhóm Tâm.
9) Nhóm pháp thực tính trong tam đề thiện gọi tắt là nhóm Pháp.
10) Nhóm Quyền.
Mười nhóm pháp thực tính này chia ý chính của bộ Song Đối ra mười song, gọi tên theo nhóm pháp thực tính có phần chính là:
1) Căn song.
2) Uẩn song.
3) Xứ song.
4) Giới song.
5) Đế song.
6) Hành song.
7) Tùy miên song.
8) Tâm song.
9) Pháp song.
10) Quyền song.
7. Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) là phần phân tích đầu đề pháp thực tính hay đầu đề có tất cả 266 câu (112 nhóm) trong bộ Pháp Tụ bởi mãnh lực duyên 24 loại có Nhân duyên (Hetupaccayo) .v.v… để cho thấy là tất cả pháp thực tính có quy luật sanh lên theo nhân duyên. Tất cả không sanh lên theo sự điều khiển của người nào nhưng diễn tiến theo quy luật của pháp tự nhiên gọi là định luật tâm, định luật nghiệp, định luật pháp.
Tạng Vô tỷ pháp (Abhidhammapiṭaka) do Ngài Trưởng lão Tịnh Sự (Mahāthero Santakicco), thường gọi là Ngài Cả Tịnh Sự, dịch từ bản Thái sang tiếng Việt trong nhiều năm, bắt đầu từ năm 1969.
Năm 2012, tạng Abhidhamma (có 7 bộ chia thành 8 quyển) được in với nội dung gốc từ những quyển sách đánh máy của Ngài Cả Tịnh Sự đã dịch (cảo bản) của Đại đức Giác Tuệ (Giáo thọ sư môn Abhidhamma), Đại đức Ngộ Đạo (Giáo thọ sư môn Abhidhamma, Pali), Đại đức Thiện Minh (Trụ trì chùa Bửu Quang) và sự tham vấn của Đại đức Giác Chánh (Trụ trì chùa Bửu Đức) cùng các học viên lớp học Abhidhamma chùa Bửu Quang và các thí chủ trên cả nước.
Tạng Abhidhamma rất khó lĩnh hội, độc giả nên đối chiếu bản tiếng Việt và Pāli cũng như các quyển chú giải để có những kiến thức đúng nếu muốn học hiểu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.