Mô tả
Thiên Văn Cổ Ứng Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày (2021 – 2030)
Trong thiên văn cổ, Hoàng đạo (Thiên hoàng đạo) là quỹ đạo chuyển động mặt trời trên bầu trời mà cổ nhân đã quan sát được, qua đó thấy có những khoảng cách khác nhau của đường đi mặt trời trong một năm. Cổ nhân đã lấy đường đi đó để phân định mùa và tiết khí cũng như phân định tốt và xấu. Thuyết Nhị thập bát tú cũng bắt nguồn từ Hoàng đạo.
Để giúp cho những người tìm hiểu ứng dụng được nhanh khoa thiên văn đông phương cổ đại trong đời sống hằng ngày thay vì phải mất công tính toán để có ngày giờ cần tìm là sao gì? trực gì? giờ nào là hoàng đạo hay hắc đạo? trong một ngày, hiện nay trên thị trường có một số sách tính toán chưa chuẩn mực theo qui luật vận hành của khoa thiên văn cổ. Có nhiều trường phái soạn sao tốt hoặc xấu, ở đây tác giả soạn theo trường phái Tinh đẩu, dựa vào tài liệu “Bàn về lịch Vạn niên” của các tác giả Tân Việt và Thiều Phong, soạn lại lịch từng ngày trong nhiều năm để người dùng có thể dễ dàng tra cứu hơn, tùy cơ ứng biến trong công việc và an tâm hơn trong đời sống hằng ngày.
Tóm tắt nội dung sách Thiên Văn Cổ Ứng Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày (2021 – 2030)
Xem Lịch Chọn Ngày Chọn Giờ Như Thế Nào?
Trước hết, cần xác định tính chất công việc, phạm vi thời gian có thể khởi công và thời gian hoàn thành.
1. Xem trong sách này: Ngày Âm lịch, ngày Dương lịch, ngày tuần lễ, ngày can chi, ngày tiết khí muốn liên hệ.
2. Căn cứ theo ngày âm lịch xem có phạm Tam nương, Nguyệt ky, Nguyệt tận và ngày sóc ( đầu tháng) hay Dương Công Ky hay không?
3. Xem ngày tiết khí có phạm ngày Tứ ly, Tứ tuyệt hay không? ( Không phải mọi việc đều kiêng kỵ,
4. Xem ngày can chi biết được ngày can chi trong thánh dự định tiến hành công việc ( xây nhà, cưới hỏi,…) có những sao gì tốt, nhưng sao gì xấu, đối chiếu với bản sao tốt, sao xấu để biết tính chất và mức độ tốt xấu với từng việc mà cân nhắc quyết định ( so sánh với bảng lịch đã soạn sẵn trong sách)
5. Xem ngày đó thuộc Trực gì? Sao gì? Hoàng đạo hay Hắc đạo để cân nhắc thêm.
6. Khi đã chọn được ngày tốt ( chỉ tương đối), trước khi xác định lại phải xem ngày đó có hợp với bản mệnh người chủ sự hay không ? ( Cách đối chiếu ngày tháng năm can chi với tuổi của người chủ sự thuộc hành gì có tương khắc, tương hình, tương hại hay tương sinh, tương hòa, tương hợp).
7. Khi công việc khẩn trương không thể để lỡ thời cơ thì phải vận dụng phép quyền biến.
8. Xem ngày xong nếu muốn chắc chắn hơn thì chọn giờ khởi sự, ngày xấu cũng có thời giờ tốt. Theo ” Ngọc hạp thông thư” thì chọn giờ chỉ chọn giờ Hoàng đạo, Tránh giờ Hắc đạo ( đã tính sẵn trong sách) là được.
9. Có thể kết hợp thêm cách dùng với các sách khác như: ”Ngọc hạp chánh tông”, ”Bát lãm quần thư”, Thọ mai gia lẽ” là những sách hay được dùng trong nhiều thế kỷ qua (có trích dẫn ở sau)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.