Mô tả
Thuật Dưỡng Sinh Và Đời Người Qua Tướng Mắt
Sanpaku. Tam bạch đản. Ba tròng trắng. Có mấy ai ngờ rằng danh từ lạ tai này lại dính líu đến nhiều cái chết – bất đắc kỳ tử – của nhiều danh nhân cầm vận mệnh xứ mình, những cái chết làm đảo điên thế giới.
“Hỡi những người bị chứng Tam bạch đản, hãy chữa chạy cho hết tình trạng này trước đã, rồi hẳn làm gì hãy làm”. Đó là lời nhắn nhủ của Tiên sinh Ohsawa, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như những hồi chuông báo nguy…
Khi được giới thiệu một người lạ, Tiên sinh thường làm ba điều:
- Bấm mạnh vào làn da tay giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ.
-
Nhìn đôi tai.
-
Quan sát đôi mắt người này.
Nếu nghe Tiên sinh phán: “”Sanpaku” tất là cuộc đời người này không mấy yên ổn và có lẽ trong những ngày, tháng, năm tới đây, sẽ gặp rất nhiều khó khăn bi thảm, vì những cơ năng tâm linh gần như mất dây liên lạc mật thiết với thể xác; và toàn thể cơ cấu của người này đã mất quân bình.
“Hãy chạy chữa cho hết tình trạng này rồi hãy làm gì thì làm…”
Chúng tôi dịch thuật cuốn sách này với mục đích giúp những ai muốn tìm hiểu thêm về bí quyết cuộc sống, sống thế nào cho “thuận thiên”. “Thuận thiên” hầu “giã tồn” đã đành nhwng thuận thiên cốt nhất là để đạt được hạnh phúc, sống một cuộc sống vui tươi và tự do, đúng với nghĩa danh từ này.
Đây là công trình thứ nhì của chúng tôi, một món quà nhỏ dành cho các bạn Dưỡng sinh và cho đời, để đền đáp một phần nào công ơn dạy dỗ của Tiên sinh qua các sách báo của Người và để làm tròn một phần nào nhiệm vụ truyền bá Nguyên lý Duy nhất mà người đã giao phó khi Người rời khỏi Việt Nam cuối tháng 5 – 1965, sau mười ngày diễn thuyết tại Sài Gòn và Huế.
Cũng như cuốn đầu – Dưỡng sinh trong đời sống hàng ngày – việc dịch thuật làm sao tránh khỏi khiếm khuyết, nhất là nguyên tác do một người Mỹ viết (trong phần Lời mở đầu) và dịch sách của Người, vì lối tư tưởng và hành văn của người Mỹ khác hẳn cách diễn tả của người phương Đông nên có khi rất khó mà lột hết ý tưởng của họ.
Vì thế chúng tôi cũng mong các bậc cao minh chỉ giáo cho và vạch ra những chỗ sai lầm hầu chỉnh đốn lại trong kỳ xuất bản thứ nhì.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.