Lý Thuyết Pháp Hành Minh Sát Tuệ – Đại Đức Thiền Sư RAJA SIDDHIMUNI

199,000

Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Lý Thuyết Pháp Hành MINH SÁT TUỆ (VIPASSANA)
Do Đại Đức Thiền Sư RAJA SIDDHIMUNI
Giám đốc trung tâm thiền định Wat Mahadhatu (Bangkok)
giảng
Cư sĩ Trương Văn Huấn thuật lại

36 Trang

Mô tả

Lý Thuyết Pháp Hành Minh Sát Tuệ

Hôm nay tôi thuyết về 16 cái tuệ của thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana). Nói rằng tôi thuyết thì không đúng lắm, bởi vì không phải tôi đặt bài để mà thuyết. Chẳng qua là tôi lặp lại những bài thuyết trình của các đại đức thiền sư đã thuyết rồi từ trước.

Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam   Lý Thuyết Pháp Hành MINH SÁT TUỆ (VIPASSANA) Do Đại Đức Thiền Sư RAJA SIDDHIMUNI Giám đốc trung tâm thiền định Wat Mahadhatu (Bangkok) giảng Cư sĩ Trương Văn Huấn thuật lại —————Kính thưa quý vị,

Hôm nay tôi thuyết về 16 cái tuệ của thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana). Nói rằng tôi thuyết thì không đúng lắm, bởi vì không phải tôi đặt bài để mà thuyết. Chẳng qua là tôi lặp lại những bài thuyết trình của các đại đức thiền sư đã thuyết rồi từ trước. Đầu tiên thiền sư tổ là đại đức Mahasi Sayadaw (Miến Điện) truyền cho môn đệ Ngài là đại đức Asābhā (Miến Điện). Đại đức Asābhā truyền lại cho môn đệ Ngài là đại đức Raja Siddhimuni (Thái Lan). Tôi được nghe lý thuyết về thiền Vipassana lần đầu tiên tại chùa Parinayot (Bangkok), do đại đức thiền sư Raja Siddhimuni là giám đốc các thiền đường ở Vọng Các và vùng lân cận. Môn đệ Ngài là các thiền sư về Minh sát tuệ ở rải rác trong các thiền đường toàn cõi nước Thái Lan.

  1. Đại đức thiền sư nhắc rằng 15 năm về trước thuyết trình về 16 cái tuệ của thiền minh sát chỉ dành riêng cho các hành giả đã hành xong 16 pháp thiền Vipassana. Song lần lần, vì số hành giả ngày càng đông, phương pháp thâu băng, ghi âm càng phát triển, quý vị thiền sư cho phép số đông hành giả được phép dự thính và ghi âm các bài thuyết trình về Minh sát tuệ.

Tại sao lúc ban sơ, quý đại đức thiền sư hạn chế số thính giả? Tại vì quý Ngài lo xa, sợ rằng những người hành chưa xong, hoặc những người chưa hành, muốn hành, sẽ móng vọng. Khi móng vọng thì khó tiến tới được, mất thì giờ mà hành không kết quả. Có khi vì tâm móng vọng mà các hiện tượng giả phát sanh. Hành giả vì đã có nghe pháp rồi, tưởng mình đã đắc đạo quả. Sự thật hành giả chưa đắc gì cả, họ đã nhận được đồ giả, mà lầm tưởng là thật.

Vì một năm thuyết có một lần về Minh sát tuệ, cho nên đại đức thiền sư mở rộng giảng đường cho tất cả mọi người. Các Ngài khuyên hành giả không nên móng, vì móng là tham và được đồ giả. Đại đức thiền sư Asābhā còn cho biết Ngài cũng có phương pháp để thử coi hành giả đắc đạo thiệt hay giả.

  1. Đại đức thiền sư nhắc cho thính giả biết là khi thuyết về thiền Minh sát, Ngài như người đem cái kính, cái gương để trước mặt cho hành giả tự soi vào. Cái gương, cái kinh là “Pháp bảo Vipassana”. Hành giả khi soi vào, tự biết mình đã hành xong tuệ nào, tuệ nào chưa tới, ráng hành cho tiến tới. Thiền sư không có quyền phán đoán ông hay bà nào đã đắc đạo quả gì. Thưở xưa khi Đức Phật còn tại thế, chỉ có Đức Phật mới phán đoán ông này đắc Tu-đà-hườn, Ta-đà-hàm, hay ông kia đắc A-na-hàm, A-la-hán. Từ khi Đức Phật nhập Niết bàn, không còn ai có quyền phán đoán, dù là thinh văn đệ tử Phật, Phật Độc Giác hay các vị A-la-hán, cũng không ai phán đoán. Đại đức thiền sư nhắc câu kệ ngôn “Paccattam veditabbo viññuhi” là pháp mà các vị thiện trí thức được biết, được thấy tự nơi tâm.
  2. Như thế là hành giả, khi nghe xong pháp, tự mình biết đã hành xong đến tuệ nào và đã đắc đạo, quả gì, đại đức thiền sư không hề xác định.
  3. Sau đây tôi xin lần lượt giải thích 16 cái tuệ của thiền minh sát (Vipasssana).
Lý Thuyết Pháp Hành Minh Sát Tuệ - Đại Đức Thiền Sư RAJA SIDDHIMUNI
Lý Thuyết Pháp Hành Minh Sát Tuệ – Đại Đức Thiền Sư RAJA SIDDHIMUNI

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.