Tinh Hoa Bát Nhã Tâm Kinh – Đại Sư Khuy Cơ

299,000

Tinh Hoa Bát Nhã Tâm Kinh

Đại Sư Khuy Cơ tuyển dịch
HT Thích Bảo Lạc Việt dịch

329 Trang

Mô tả

Tinh Hoa Bát Nhã Tâm Kinh

Vì chúng sanh bị chướng ngăn che, tin theo tà pháp, bài báng Đại thừa. Đối với pháp Hữu – Vô trãi qua nếu kể sự trói buộc theo dấu ấn mà biết nên được sanh ra đời là điều hy hữu. Giá như may được sanh làm người là nhờ thân cận thiện hữu, vì mỗi người lầm một cách làm cho lời dạy rối rắm, ngại biển học sâu thẳm ban sơ không có ý hướng tầm cầu, dù thích kinh điển vẫn không hiểu. Nơi tục đế chấp pháp hữu-vô, tâm-cảnh mới sanh tâm thủ-xả, làm cho nghĩa của pháp thành có đúng sai. Người tin học pháp đều được lợi lạc, y lời dạy pháp trung đạo, như Kinh Giải Thâm Mật thuyết. Theo tánh giả lập (biến kế sở chấp) cho hay mọi pháp không có tự tánh, không sanh diệt, tánh bản lai vắng lặng tùy ba không tánh theo thắng nghĩa. Lúc đó Bồ Tát Thắng Nghĩa hỏi Phật rằng:

– Bạch đức Thế Tôn, ban đầu Phật chỉ nhắm tới Thanh Văn nên nói pháp Tứ đế, tuy rất hiếm quí nhưng chưa ai hiểu rõ nghĩa lý, do đó mới có những sự tranh luận diễn ra khắp nơi. Sau Phật vì ý đó mà nhắm tới Đại Thừa khai diễn pháp ẩn mật, nói các pháp đều không có tự tánh, không sanh, không diệt, bản lai vắng lặng. Tuy pháp rất hiếm có nhưng do chưa hiểu nghĩa nên nảy sinh những sự tranh biện. Nay vì người phát tâm hướng đến Phật thừa mà Phật chuyển nói pháp cực vô thượng, là pháp thắng nghĩa pháp rốt ráo, không còn chỗ nào tranh luận nữa.

Kinh Kim Quang Minh đề cập ba pháp ấy bằng ba từ là chuyển – chiếu – trì; chuyển là phá sạch hết danh biểu hiện. Do chúng sanh mê chấp thật tướng các pháp tạo nghiệp sai lầm nên trôi lăn trong biển sanh tử. Phật, bậc đại thánh pháp vương ngộ tự tánh các pháp khéo dùng phương tiện thích hợp căn cơ mỗi người lìa ngôn từ; Phật thể nghiệm thuyết minh rõ và muốn chúng sanh hiểu thật tướng trung đạo như bài kệ:

 

Chư Phật hoặc nói ngā

          Tùy lúc bảo vô ngã

          Đối thật tướng các pháp

          Không ngã, không phi ngã.

Ngoài ra, các kinh cũng nói: Phật dùng một âm diễn nói vô số nghĩa, chúng sanh tùy loài nghe đều hiểu rõ. Cũng như nhạc trời hợp với tâm niệm mà phát ra tiếng, hoặc như hoa mạt lợi chờ trời mưa vậy. Cũng như thế, Phật tuy nói vô số pháp môn, nhưng chỗ nhận hiểu thuần một không trái nhau. Sau khi đức Phật nhập diệt, vì muốn giáo pháp phân bố lợi lạc khắp trời người nên đầu tiên kết tập thành như bài kệ rằng:

Nên xét lời Phật dạy

         Y thánh đế trình bày

         Như đãi cát tìm vàng

         Chọn lọc loại tinh ròng

 

Các bậc Thánh, Long Mãnh (Long Thọ) v.v… trừ chấp hữu ngộ chân lý đạt tới không tông, như có bài tụng rằng:

         Chân tánh có như không

         Giả duyên kết hợp rỗng

         Vô vi không thật hữu

         Không thấy tợ hoa không.

 

Ngài cho rằng thế gian chấp các pháp là có, theo Thắng Nghĩa đế tất cả pháp đều không. Tuy vậy không đây là tánh chân không chứ không phải không có, dựa vào thắng nghĩa theo lý đều là tánh không, chúng sanh do đấy nẩy sinh thấy rỗng không. Bồ Tát Vô Trước thỉnh cầu đức Thế Tôn dạy nghĩa trung đạo để dứt trừ hai lối chấp này qua bài kệ:

Hư vọng phân biệt có

Trong đó cả hai không

Chỉ có không ở trong

Bên nào cũng khó thông

Nên cho tất cả pháp

Không không cũng chẳng không

Hữu-Vô đều có cả

Cùng trung đạo hiệp đồng.

Tinh Hoa Bát Nhã Tâm Kinh - Đại Sư Khuy Cơ
Tinh Hoa Bát Nhã Tâm Kinh – Đại Sư Khuy Cơ

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.