Mô tả
Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư Cái Lý Ngũ Hành Trong Tử Vi – Hi Di Trần Đoàn
Mở lá số tử vi ra, người ta thấy lý của Ngũ Hành tràn ngập. Trước hết là mạng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tính theo nạp âm thư tượng như : xa trung kim, lộ bàng thổ, thiên thương hỏa v.v….Rồi đến cục để tìm tử vi như thủy nhị cục, mộc tam cục v.v….Rồi đến mỗi sao đại biểu cho một hành như thiên cơ thuộc mộc, Vũ Khúc thuộc Kim v.v…..Rồi đến mỗi cung là nơi đóng của mỗi hành như Thân Dậu thuộc Kim, Dần Mão thuộc Mộc v.v… Quan trọng hơn nữa là vòng tràng sinh nói về sự thành trưởng và hủy diệt của Ngũ Hành. Nói tóm lại, tử vi nếu xét kỹ ra là sự luận đoán tinh vi số mệnh con người bằng biện chứng của Ngũ Hành.Tiếc thay cách luận đoán số tử vi qua biện chứng Ngũ Hành nay gần như hoàn toàn bị mai một không uyển chuyển kỹ càng bằng số Tử Bình. Việc áp dụng lý Ngũ Hành cho số Tử Vi vì bị thất truyền cho nên nó quá đơn sơ nếu không muốn nói là ngờ nghệch, lại khi đoán dù tán hươu tán vượn gì thì tán rút cuộc vẫn phải trở về những câu phú, những cách cục đã làm sẳn căn cứ trên các sao mà quên hẳn biện chứng Ngũ Hành.
Số Tử Bình tức Bát Tự luận đoán Ngũ Hành như thế nào ?
Xin kể dưới đây câu chuyện số của hai nữ tài tử chiếu bóng nổi danh tại Trung Quốclà Lâm Đại và Nguyễn Linh Ngọc.Cả hai nàng tuy ngày tháng năm giờ sinh khác hẳn nhau nhưng cuộc đời có 8 điểm giống nhau :
1. Cùng là mỹ nhân, trời cho nhan sắc tú lệ
2. Cùng mất tình thương của cha từ thủa nhỏ, sống đơn côi với mẹ.
3. Cùng theo nghề điện ảnh từ nhỏ
4. Cùng trở thành minh tinh danh tiếng
5. Cùng tự kết liễu đời mình giữa lúc vàng son chói lọi
6. Cùng vì chuyện vợ chồng bất hòa mà tự sát
7. Cùng đã từng uống thuốc ngủ để tự tử nhưng thoát chết
8. Cùng được có một đám tang to lớn.
Lâm Đại sinh năm Giáp Tuất (1934) tháng 12, ngày 26, giờ Ngọ. Tinh Bát Tự sẽ ra tám chữ sau đây :
– Giáp Tuất (niên)
– Đinh Sửu (Nguyệt)
– Binh Ngọ (Nhật)
– Giáp Ngọ (Thời)
Tám chữ trên Hành Mộc và Hành Hỏa chiếm đến bảy chữ.Binh hỏa của nhật chủ quá cường liệt, chung quanh lại toàn mộc hỏa làm cho nàng trở thành người ương ngạnh, nóng nẩy vô cùng. Ơ trường hợp này chỉ có hai kết quả hoặc tự mình thành hung thủ hoặc bị thành khổ chủ.Năm nàng tự sát chết là năm Giáp Thìn cũng đầy Mộc Hỏa, lại thêm vào tháng 6 (mùa hè), ngày Đinh Mão (Hỏa) , giờ Ngọ (Hỏa).
Số bị hỏa vượng như vậy rất cần có Hành Thủy Kim để tiết chế hỏa khí. Nếu hỏa mộc lại ồ ạt kéo tới thì cái họa phần thân (đốt mình) làm sao tránh khỏi. Vì Ngũ hành cần Thủy nên đại hạn At Hợi (mười năm ) của nàng từ 17 tuổi đến 27 tuổi là hạn Thủy nên cuộc đời ví như đại hạn được cơn mưa lũ. Lâm Đại đóng vai cô bé trong phim /Thúy Thúy/ được hoan nghênh nồng nhiệt rồi lần lượt đến /Điêu Thuyền/, /Kim Liên Hoa Thiên Kiều Bách Mị/, /Bất liễu tinh/ cứ thế mà lên đến tột đỉnh vinh quang của nghề nghiệp và được bầu làm ảnh
hậu. Năm 27 tuổi, nàng lấy chồng. Sang 28 tuổi đại hạn sang Giáp Tuất, lại chuyển về Mộc Hỏa, năm Giáp Thìn trong hạn Giáp Tuất thì Mộc Hỏa trùng trùng, Lâm Đại chán cảnh chồng con sau một cuộc cãi vã kịch liệt.
Trước Lâm Đại 30 năm, minh tinh Nguyễn Linh Ngọc cũng kết liễu cuộc đời như Lâm Đại, để lại cho người đời 29 bộ phim với đủ các vai của một đào thương tài tình từ người đàn bà thôn dã đến nàng kỹ sư, ni cô, trà nữ, hoa nữ đến tiểu gia bích ngọc, thật đáng là một thiên tài điện ảnh.Nguyễn Linh Ngọc quê quán Quảng Đông, sinh năm Canh Tuất (1910) tháng 1 ngày 26 giờ Hợi. Tính Bát Tự ra 8 chữ sau đây :
– Canh Tuất (Niên)
– Tân Tị (Nguyệt)
– Ký Hợi (Nhật)
– At Hợi (Thời)
So với ngày sinh Bính Ngọ của Lâm Đại, dương tính hỏa vượng còn ngày Kỷ Hợi của Nguyễn Linh Ngọc là âm tính thổ cực nhược. Bởi vậy tính tình hai người khác hẳn nhau, Lâm Đại nóng nẩy ngang ngạnh bao nhiêu thì Linh Ngọc nhuyễn nhược yếu đuối bấy nhiêu. Do đó cái nguyên nhân tự sát cũng bất đồng. Lâm Đại
giận chồng mà chết. Linh Ngọc buồn chồng mà chết.Người chồng của Linh Ngọc tên Trương Đạt Dân cũng trong giới điện ảnh đã lợi dụng cái thế đàn anh trong nghề để mà dụ dỗ Linh Ngọc vì tính tình nhu nhược rơi vào cái bẫy của Đạt Dân. Về sau Đạt Dân sa đọa bê tha sống bám vào Linh Ngọc, rồi vì ghen tuông sao đó Đạt Dân chửi rủa bêu xấu vợ khiến nàng mắc cỡ buồn tủi mà tự sát.Xem số Nguyễn Linh Ngọc ta thấy nàng sinh ngày Kỷ Hợi, nhật chủ âm tính thổ quánhược. Cứu cái nhược này, ngũ hành cần phải có hỏa thổ như Bính Đinh, Tuất Kỷ. Khốn nỗi giờ sinh của nàng lại là At Hợi, một thứ ám Mộc được Thủy nuôi dưỡng rất khỏe đã khắc vào bản thân nàng vốn đã yếu càng làm cho yếu thêm, đã thế kỷ (nhật chủ) còn phải tiết thân nuôi sinh cho canh tàn, rồi còn cố gắng để khắc hai chữ Hợi Thủy hành chi, cho nên những chữ Tuất mới Tị không đẻ để cứu nữa.Cuộc đời ngắn ngủi của Linh Ngọc (26 tuổi chết) có ba biến cố trọng đại gây đau khổ đều xảy ra vào những năm mang chữ At. Thứ nhất là năm At Mão lúc nàng lên 6 tuổi thì cha chết. Thứ hai là năm ấy Linh Ngọc 16 tuổi. Thứ ba là năm At Hợi năm 26 tuổi, Linh Ngọc tự sát.Nàng nổi danh vào những năm 17 và 18 tuổi tức Bính Dần và Đinh Mão niên hai năm đều thuộc Hỏa. Từ 19 tuổi đến 21 tuổi nàng vẫn tiếp tục tiến trên đường danh vọng là những năm Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ đều thuộc Thổ Hỏa.
Qua hai số Bát Tự của Lâm Đại và Nguyễn Linh Ngọc, ta thấy lối tính Tử Binh bám rất sát vào vận động biện chứng Ngũ Hành.Trong khi Tử Vi thường rời bỏ vận động biện chứng ấy để trở về với cách cục định sẵn của các bộ sao, bám vào sự kết hợp (combinaison) giữa sao này với sao nọ, bám vào vị trí đắc địa, hãm địa của từng vị sao. Tỉ dụ :
– Lộc cư nô vị túng hữu quan dã bôn trì.
– Tí Ngọ Cự Môn thạch trung ẩn ngọc.
– Âm Dương hội Xương Khúc xuất thế vinh hoa hay là Xương khúc mà gặp Liêm Trinh Ở cung Tị Hợi tàn sinh khó tròn.
– Cơ Lương Mộc Mã đồng cung
Phú kham địch quốc của dùng hết đâu.
– mệnh Đào thân lai Hồng Loan
Hạn gặp Tuế kiếp phụng hòang rẽ duyên.
Đôi khi Tử Vi cũng đưa ra một vài lý luận như :
Cục khắc mệnh hay mệnh khắc cục, khắc xuất khác xuất nhập, mệnh và chính diệu, cùng đóng xung khắc chế hóa v.v…Tuy nhiên, chẳng thấy nguyên tắc gì cả. Nói vậy không có nghĩa là khoa Tử Vi thiếu căn bản lý luận ngũ hành mà chỉ muốn nói vì thất truyền cho nên lý luận đã trở nên gò ép dễ ngụy biện suôi ngược thế nào cũng xong. Nhất là đối với các ngài ưa tán láo.Chúng ta có thể lần lượt đưa ra những thắc mắc về tính vô nguyên tắc ấy dưới đây. Xin nhắc lại chỉ là tính vô nguyên tắc trên vấn đề không thể giảng giải bằng biện chứng ngũ hành mà thôi, chứ không phải khoa Tử Vi bất lực trong việc đi tìm hiểu số mệnh con người. Kinh nghiệm cho biết qua phối hợp cách sao, qua cách cục từng đám sao, Tử Vi đã phát hiện khá nhiều điều lạ lùng của số mệnh. Chẳng hạn câu :
Trai bất nhân Phá Quân Thìn Tuất
Gái bạc tình Tham Sát nhân cung hầu như chẳng bao giờ sai.
Trước hết đề cập đến tính ngũ hành của nạp âm thủ tượng. Ở trên đã nói mỗi lá số
tùy theo mệnh thuộc hành gì còn căn cứ vào sự chộn lẫn của hai hành chi can năm đó để tính nạp âm. Tỉ dụ : Mệnh hỏa nhưng hỏa nào : Sơn đầu hỏa? Hay tích lịch hỏa?Về nạp âm thủ tượng, sách /Tam mệnh thông hội/viết : / Ngày xưa, vua Hòanh đế đem Giáp Tí phân biệt khinh trọng để thành 60 ký hiệu gọi là thập hoa giáp, chữ hoa ở đây thật ảo diệu, thánh nhân mượn ý của nó để làm biểu tượng. Từ Tí đến Hợi đều có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, khởi đầu bằng Tí làm nhất dương và Hợi làm lục âm. Ngũ hành sở thuộc ở trên trời là ngũ tinh, ở dưới đất là ngũ nhạc, ở đạo đức là ngũ thường, ở trong thân thể là ngũ tạng. Số mệnh cũng là ngũ hành cho nên những gì thuộc Giáp Tí đều ứng vào mệnh. Mệnh là gì ? Mệnh là những việc trong đời. Bậc thánh nhân dùng nạp âm thủ tượng để ví nó như nhất thế chi sư (những việc trong một đời) /.Giáp Tí là một giáp gồm 60 năm, nạp âm thành Ba mươi tượng ( hình ảnh ) như sau :
Hành kim có 6 tượng khác nhau :
– Hải trung kim – Sa trung kim – Bạch lạp kim – Thoa xuyến kim – Kiếm
phong Kim– Kim bá Kim.
Hành mộc có 6 tượng khác nhau :
– Đại lâm mộc – Bình địa mộc – Tùng bách mộc – Thạch lựu mộc – Dương liễu mộc– Tang đố mộc.
Hành thủy có 6 tượng khác nhau :
– Tuyền trung thủy – Đại khê thủy – Giản hạ thủy – Thiên hà thủy – Trường lưu thủy – Đại hải thủy.
Hành hỏa có 6 tượng khác nhau :
– Sơn đầu hỏa – Phục đăng hỏa – Lư trung hỏa – Sơn hạ hỏa – Tích lịch hỏa – Thiên thượng hỏa.
Hành thổ có 6 tượng khác nhau :
– Oc thượng thổ – Sa trung thổ – Thành đầu thổ – Đại dịch thổ – Lộ băng thổ – Bích thượng thổ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.