Mô tả
Combo Tứ Niệm Xứ Và Bốn Niệm Xứ Giảng Giải
Tứ Niệm Xứ (Pali; Skt: smṛtyupasthāna) là một thuật ngữ Phật giáo quan trọng, có nghĩa là sự thiết lập, xây dựng chánh niệm tỉnh giác hay chánh niệm hiện tiền, hoặc cũng có thể hiểu là các nền tảng của chánh niệm. Phương pháp này nhằm giúp cho hành giả đạt đến sự giác ngộ viên mãn và tâm tỉnh thức. Trong truyền thống Phật giáo, đặc biệt là trong Phật giáo Nguyên Thủy (Thevarada), việc thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng: Thân (sa, pi. kāya) hay còn hiểu là cơ thể, Thọ (sa, pi. vedanā) hay còn hiểu là cảm giác, Tâm (sa, pi. citta) và Pháp (sa, pi, sadhammās) tức là các nguyên tắc hay phạm trù chính trong giáo lý của Đức Phật; mà được cho là giúp loại bỏ năm triền cái và phát triển Thất Giác Chi.
Có lẽ, kinh Tứ Niệm Xứ (Đại Niệm Xứ, Satipatthana) là văn bản về thực hành Thiền có ảnh hưởng nhất trong Phật giáo Thevarada hiện đại, và các phong trào Thiền Vipassana cũng dựa trên cơ sở lời dạy trong kinh điển này. Giáo lý về Tứ Niệm Xứ có thể tìm thấy ở trong tất cả các truyền thống Phật giáo, tuy nhiên Phật giáo Thevarada hiện đại và phong trào Thiền Vipassana được biết đến rộng rãi qua việc thúc đẩy việc thực hành Tứ Niệm Xứ để phát triển Chính niệm tỉnh giác mà thông qua đó hành giả sẽ đạt được cái nhìn sâu sắc về vô thường và chứng được Sơ quả trong Tứ Thánh Quả .
Đây là một trong những phương pháp tu tập quan trọng mà Đức Phật đã nhấn mạnh, được thể hiện rất rõ qua Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.