Mô tả
1. Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam
Thứ nhất là loạt ảnh minh họa cho tác phẩm bao gồm những cảnh hầu đồng diễn ra trong một môi trường có rất nhiều phụ nữ tham gia, khác với một số nước nhưng nó là sự phản ánh trực tiếp những gì chúng ta biết được về vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam xưa, chẳng hạn như trong Phật giáo và hoạt động cung tiến cũng vậy.
Thứ hai là tín ngưỡng thờ thần linh này được ghép vào đạo Mẫu, hay đúng hơn là các hóa thân của Mẫu như Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn…
Thứ ba là nội dung thực sự có giá trị quan trọng trong thời điểm mà tác giả quan sát, vào những năm 50 của thế kỷ 20, đó là phương diện xã hội của tín ngưỡng hầu đồng với một bên là các hoạt động được tổ chức riêng tư bởi tầng lớp phụ nữ thị dân giàu có trong một không khí khá thượng lưu, bên kia lại là những cuộc hội họp của tầng lớp bình dân trong các đền điện bình thường, như đền ghềnh ở Hà Nội, bên bờ sông Hồng, không phải do ngẫu nhiên tình cờ mà là nơi các hoạt động hầu đồng diễn ra trong các gian nhà, điện thờ giản đơn dành cho Mẫu Thoải” (Theo Olivier Tessier, Philippe Papin)
2.Thánh Mẫu linh tiêm
“Mục đích của việc giới thiệu bản “Thánh Mẫu Linh Tiêm” (vi bản của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, bản chụp, rập từ các linh tiêm bằng gỗ sưu tầm được ở đền bắc Lệ, Lạng Sơn) kèm bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích là để các nhà nghiên cứu có tư liệu tra cứu, so sánh và tiếp tục các công trình chuyên sâu, cả về văn bản và nội dung, nhằm bổ sung vào bảng nghiên cứu còn khá trống trải này.
Hơn nữa, hiện nay một số tư liệu mộc bản đang được tôn vinh như là những di sản văn hóa vừa mang tính vật thể vừa mang tính phi vật thể của nhân loại.
Bên cạnh các di sản chính thống Việt Nam ta có được từ mộc bản triều Nguyễn, mộc bản lưu giữ ở chùa Vĩnh Nghiêm hay dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh hà Tĩnh…thì mộc bản linh tiêm cho thấy có một sự song hành giữa chính sử và dân gian, giữa lịch sử và huyền thoại.
Dân gian mô phỏng trào lưu chính thống để lưu giữ văn hóa theo cung cách riêng của mình. Và theo như cách nói của Lévi – Strauss, dù khoa học có phát triển đến đâu thì lịch sử vẫn không thể thay thế được huyền thoại.
Phải chăng đã đến lúc chúng ta không chỉ tập trung vào những di sản có nội dung chính thống mà nên khai thác và tôn vinh thêm một số di sản đến từ nguồn dân gian ngoài chính sử?” (Theo Nguyễn Thị Hiệp, Phạm Văn Ánh)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.