Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Thiền Sư MAHASI SAYADAW

299,000

Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân

– HT Hộ Tông
– HT Hộ Nhẫn

Cùng các Bậc Trưởng Lão PGNT
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
(Thành kính đảnh lễ Đức ThếTôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri.)
Thiền Sư Mahāsi Sayādaw
TK. Pháp Thông
 dịch
402 Trang

Mô tả

Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân

Bắt đầu từ hôm nay chúng tôi sẽ giảng giải bài Pháp Đầu Tiên của Đức Thế Tôn, đó là kinh Dhamma Cakkappavattana, hay Kinh Chuyển Pháp Luân.

Là bài Pháp Đầu Tiên do Đức Thế Tôn thuyết, Kinh Chuyển Pháp Luân được xem là cổ xưa nhất và dễ hiểu nhất trong số những Lời Dạy của Đức Phật. Hiếm người nào, trong số những người tại gia cư sĩ của xứ sở Phật Giáo Myanmar (Miến Điện) này, không từng nghe về bài kinh Chuyển Pháp Luân. Có rất nhiều người còn nhớ nằm lòng bài Kinh này. Hầu như ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, người ta lập thành những nhóm Phật tử dưới danh nghĩa “Hội Tụng Đọc Kinh Chuyển Pháp Luân”, để chuyên trì tụng và lắng nghe bài Kinh ấy. Nói chung, những người theo Phật Giáo rất xem trọng bài kinh này vì nó là Giáo Pháp Đầu Tiên của Đức Thế Tôn vậy.

Hiện nay có rất nhiều Nissaya hay các hình thức dịch, giảng giải, và giải thích khác nhau về Kinh Điển Pāḷi ở Miến Điện. Nhưng chắc chắn là không có bất kỳ tác phẩm nào chỉ rõ những phương pháp thực hành cụ thể từ Kinh Điển và làm thế nào để những người hành thiền nhiệt tâm và chân thành mong muốn chứng đắc Đạo Quả có thể ứng dụng được những phương pháp ấy.

Kinh này đã được chúng tôi giảng giải chi tiết trong nhiều dịp, nhấn mạnh đến sự áp dụng thực tiễn của nó vào thiền học. Chúng tôi đã chính thức khai mạc Trung Tâm Thiền Yangon này bằng một bài thuyết trình về Kinh Chuyển Pháp Luân và cũng ở nơi đây chúng tôi đã thuyết giảng bài Kinh này nhiều lần. Ở các nơi khác cũng vậy, bất cứ khi nào có một Trung Tâm Thiền mới mở, chúng tôi luôn luôn dùng bài kinh này như một bài giảng khai mạc.

Kinh Điển của Đạo Phật có ba phần chính gọi là Tam Tạng hay Ti Piṭaka trong Pāḷi: 1. Tạng Kinh (Sutta Piṭaka); 2. Tạng Luật (Vinaya Piṭaka); (3) Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Piṭaka). Kinh Chuyển Pháp Luân được gồm trong Tạng Kinh mà Tạng này lại được tạo thành từ năm Nikāya (thường dịch là ‘Bộ’), đó là, Trường Bộ (Dīgha Nikāya), Trung Bộ (Majjhima Nikāya), Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya); Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) và Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya).

Tương Ưng Bộ được chia làm năm phẩm (vagga): (a)  Sagāthāvagga (Phẩm Có Kệ) (b) Nidānavagga (Phẩm Nhân Duyên) (c) Khandhavagga (Phẩm Uẩn) (d) Salāyatanavagga (Phẩm Sáu Xứ) (e) Mahāvagga (Đại Phẩm)Mahāvagga (Đại Phẩm) lại được chia thành mười hai tiểu phẩm như Maggasaṃyutta (Tương Ưng Đạo)Bojjhaṅgasaṃyutta (Tương Ưng Giác Chi)Satipaṭṭhānasaṃyutta(Tương Ưng Niệm Xứ) v.v…, tương ưng cuối cùng trong đó là Tương Ưng Sự Thật (Saccāsaṃyutta).

Kinh Chuyển Pháp Luân xuất hiện như bài pháp đầu tiên trong phẩm thứ hai của tiểu phẩm Tương Ưng Sự Thật và nó đã được trùng tuyên chính xác như vậy trong nghi thức của Đại Hội (Kết Tập Kinh Điển) Lần Thứ Sáu. Trong lần biên tập Tam Tạng của Đại Hội Kết Tập Lần Thứ Sáu này, nó đã được ghi chép trên các trang 388-371 trong quyển ba của Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Piṭaka). Trong đó phần giới thiệu bài Kinh: “Evaṃme suttaṃ, ekaṃsamayaṃ...Như vầy tôi nghe: một thời…” do ngài Ānandā xướng lên khi được Tôn-giả CaDiếp (Mahākassapa)vấn tại Đại Hội Kết Tập tổ chức chỉ hơn ba tháng sau sự diệt độ của Đức Thế Tôn.

Tôn-giả Ca-diếp đã hỏi Tôn-giả Ānandā: “Này Hiềngiả Ānandā, Kinh Chuyển Pháp Luân này được thuyết ở đâu? Do ai thuyết, vì lợi ích của ai và được thuyết như thế nào? Tôn-giả Ānandā trả lời, “Bạch Ngài đại Trưởng-lão Cadiếp. Tôi được nghe như vầy. Một thời Đức Thế Tôn đang trú tại nơi Vãng Lai của các Bậc Thánh, Vườn Isipatana, (nơi đây chư Phật Độc Giác và chư Phật Chánh Đẳng Giác thường hạ xuống từ trên hư không), Vườn Bảo Tồn Nai (Lộc Giả Uyển), trong thị tứ Benares. Lúc ấy, Đức Thế Tôn gọi nhóm năm vị Tỳ kheo và nói: “Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người đã lìa xa đời sống thế tục, sống đời xuất gia không nên hành theo.”

MỤC LỤC

PHẦN I
– Lời tựa
– Ngày thuyết Kinh
– Ba loại giới thiệu
– Đức Bồ Tát và các lạc thú trần gian
– Phi Thánh Cầu
– Thánh Cầu
– Sự từ bỏ của Đức Bồ Tát
– Tìm đến Đạo Sĩ Ālāra
– Thọ trì pháp của Thánh Giả Ālāra
– Cam đoan một lần nữa
– Đi đến Thánh giả Udaka
– Hành Khổ hạnh trong rừng Uruvela
– Ba ảnh dụ
– Khổ hạnh dùng Tâm đánh bại Tâm
– An Trú Thiền chế ngự hơi thở
– Khổ hạnh Nhịn Ăn
– Ma Vương thuyết phục
– Suy luận đúng
– Nhập Sơ Thiền khi còn là một Ấu Nhi
– Ăn uống trở lại
– Giác Ngộ
– Khổ hạnh là một hình thức tự Hành Xác
– Suy xét đến việc Thuyết Bài Pháp đầu tiên
– Bỏ lỡ Đạo Quả do bảy ngày
– Bỏ lỡ cơ hội chỉ một đêm
– Hành trình đi thuyết Bài Pháp Đầu Tiên
– Gặp Đạo Sĩ Loã Thể Upaka
– Khi bị mù quáng bởi quan niệm sai lầm…
– Đến Vườn Nai (Isipatana)
– Đức Thế Tôn tiếp tục

PHẦN II
– Sự thoả mãn nhục dục là đê tiện, dung tục
– Diṭṭha Dhamma Nibbāna Vāda
– Một Pháp Hành thấp hèn, tầm thường
– Không phải là Pháp Hành của các bậc Thánh
– Không hướng tới lợi ích
– Người Tại gia có thể theo đuổi các Dục Lạc…?
– Bốn loại đam mê hưởng thụ thế tục
– Pháp hành Khổ hạnh tự Hành Xác
– Những pháp môn Hành Xác
– Kinh điển của phái Nigandha
– Khổ Thân
– Nỗ lực không lợi ích
– Sự giải thích sai về Khổ hạnh
– Sự hiểu sai về Quán Thọ
– Trung Đạo – Sự thực hành và lợi ích
– Làm thế nào để tránh hai Cực đoan
– Thuốc giải độc cho thức ăn khó tiêu
– Nhãn và Trí được phát triển như thế nào
– Nhãn và Trí tuần tự xuất hiện
– Trí Thâm Sâu hơn nhờ Thực Hành
– Giải thích của Chú Giải
– Bắt đầu từ bất kỳ bước nào
– Những Phiền Não được lắng yên
– Tà Kiến trong Pháp hành
– Diệt tạm thời
– Sự sanh khởi của Thắng Trí
– Tuệ Thể Nhập
– Chứng ngộ Niết Bàn

PHẦN III
– Tường giải về Bát Thánh Đạo
– Chánh Ngữ Đạo
– Chánh Nghiệp Đạo
– Chánh Mạng Đạo
– Làm giàu bằng những phương tiện Bất Chánh…
– Làm giàu hợp với Thiện Pháp…
– Chánh Tinh Tấn Đạo
– Chánh Niệm Đạo
– Dù Bát Thánh Đạo có được thuyết giảng…
– Làm thế nào để tạo ra Chánh Niệm Minh Sát
– Minh Sát Trí phát sanh do Chánh Niệm…
– Không Chánh Niệm không có Trí Tuệ
– Chánh Định Đạo
– Sự quyết đoán cho rằng không thể tu tập….
– Chánh Kiến Đạo
– Kammassakata Sammādiṭṭhi
– Đạo phát triển trên ba giai đoạn
– Đắc Thiền phát triển Minh Sát như thế nào
– Phương pháp quán trên các Tâm hành linh tinh
– Bắt đầu của Minh Sát Đạo
– Định Đạo Minh Sát được tu tập như thế nào
– Các Đạo Tuệ được tu tập như thế nào
– Chánh Tư Duy Đạo

PHẦN IV
– Khổ Đế
– Xét lại sự khác biệt
– Định nghĩa chính xác về Khổ Đế trong Kinh Pāḷi
– Tứ Thánh Đế
– Sanh Là Khổ
– Khổ Khổ
– Hoại Khổ
– Hành Khổ
– Ẩn Phú Khổ
– Bất Phú Tàng Khổ
– Lý do Khổ
– Trực tiếp Khổ
– Nỗi Khổ trong thai Mẹ
– Khổ lúc Sanh
– Cái Khổ trong suốt kiếp sống
– Già là Khổ
– Chết là Khổ
– Sầu là Khổ
– Bi là Khổ
– Khổ Thân là Khổ
– Ưu là Khổ
– Não là Khổ
– Oán Tắng Hội Khổ
– Ái Biệt Ly Khổ
– Cầu Bất Đắc Khổ
– Năm Thủ Uẩn là Khổ
– Thủ Uẩn vào lúc Thấy
– Thủ Uẩn vào lúc Nghe
– Thủ Uẩn vào lúc Ngửi
– Thủ Uẩn vào lúc Ăn
– Thủ Uẩn vào lúc Xúc Chạm
– Thủ Uẩn vào lúc Suy Nghĩ
– Khổ do Năm Thủ Uẩn
– Thủ và Thủ Uẩn

PHẦN V
– Tập Đế
– Chuyện Đức Vua Campeya Nāga
– Chuyện Hoàng Hậu Upari
– Tái sanh xảy ra như thế nào
– Trong cõi Phạm Thiên vị ấy chói sáng…
– Chuyện Samaṇa Deva
– Luyến ái vợ tái sanh làm Rắn, Chó và Bò
– Một vị Trưởng Lão Pháp Sư
– Sanh làm Trâu vì số tiền 40 Kyats
– Một chút gạo của Nga Nyo
– Kiếp sống khủng khiếp khi làm Dạ Xoa…
– Được tái sanh làm Người trở lại…
– Thậm chí có thể tái sanh làm Thằn-Lằn
– Dục Ái
– Hữu Ái
– Phi Hữu Ái

PHẦN VI
– Diệt Đế
– Sự Diệt của Ái xảy ra như thế nào
– Đạo Đế
– Giải thích về Chánh Kiến
– Hành Thiền trên Tứ Đế
– Cần bao nhiêu Văn Tuệ
– Danh khác với Sắc
– Ví dụ Viên Ngọc
– Sự tiết chế trong lúc Hành Minh Sát
– Tri kiến về Tứ Đế qua Minh Sát Trí
– Tứ Đế được Tuệ Tri bằng Minh Sát Đạo
– Minh Sát cũng là một thành phần của Nirodhagāmini..

PHẦN VII
– Sự Thực Trí đối với Khổ Đế
– Phận Sự Trí đối với Khổ Đế
– Dĩ Tác Trí đối với Khổ Đế
– Sự Thực Trí đối với Tập Đế
– Phận Sự Trí đối với Tập Đế
– Phiền Não ngủ ngầm thực sự hiện hữu
– Dĩ Tác Trí đối với Tập Đế
– Sự Thực Trí đối với Diệt Đế
– Phận Sự Trí đối với Diệt Đế
– Dĩ Tác Trí đối với Diệt Đế
– Sự Thực Trí đối với Đạo Đế
– Phận Sự Trí đối với Đạo Đế
– Dĩ Tác Trí đối với Đạo Đế

PHẦN VIII
– Khi Đức Phật không thừa nhận sự Giác Ngộ
– Sự thừa nhận Phật Quả của Đức Phật
– Lời tuyên bố kết luận
– Vấn đề cần suy xét
– Thắng Trí dành cho những người nghe pháp
– Những lưu giữ của Sanghāyanā trong kỳ kết tập…
– Tôn-giả Kiều Trần Như đắc Tri Kiến Cao Thượng…
– Thánh Đạo Trí Vô Trần Ly Cấu như thế nào
– Thánh Đạo Trí tiến hoá từ Minh Sát Trí
– Phải chăng Đắc Đạo là nhờ biết thưởng thức Pháp
– Chư Thiên và Phạm Thiên ca ngợi
– Đất trời rung chuyển và sự xuất hiện của hào quang
– Lời cảm hứng của Đức Thế Tôn
– Tôn-giả Kiều Trần Như thỉnh cầu xuất gia
– Không dễ từ bỏ tín ngưỡng truyền thống của mình
– Phú hộ Cítta và Giáo chủ Nātaputta
– Phát triển niềm cảm hứng tâm linh
– Thời kỳ đầu của Giáo Pháp….
– Xuất gia bằng Ehi Bhikkhu
– Những chúng sanh Đắc Tri Kiến Cao Thượng…
– Chỉ đắc Tri Kiến Cao Thượng sau khi đã thực hành
– Tôn giả Vappa và Bhaddiya…
– Sáu vị A-La-Hán kể cả Đức Phật
– Chỉ nghe pháp thôi không đủ…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.