Mô tả
Hám Long Kinh (Nhận Biết Long Mạch Phong Thủy Chấn Hưng Gia Nghiệp) – Dương Quân Tùng
“Hám long kinh” của Tổ sư phong thủy Dương Quân Tùng (Đời Đường) được xem là một trước tác kinh điển chuyên luận về long mạch, được đưa vào “Tứ khố toàn thư” – bộ bách khoa toàn thư lớn nhất của Trung Quốc cổ đại.
Trong thực tiễn lâu dài của lịch sử, cuốn sách này được lấy làm đại biểu cho sự thâm nhập của văn hóa long mạch vào lòng người, là mối quan tâm không chỉ của các đế vương phong kiến mà với cả bách tính thiên hạ. Người ta cho rằng: xây kinh đô thuận theo long mạch thì quốc thái dân an; ở vị trí long mạch thích hợp xây dựng nhà cửa thì gia đình nhân tài hưng vượng; mai táng phần mộ tổ tiên ở huyệt vị của long mạch thì cả gia tộc được thịnh vượng, phát đạt; cửa hành chọn đặt nơi long mạch thì làm ăn phát đạt, tiền của dồi dào… Căn cứ theo lý luận của Dương Quân Tùng thì long mạch không giới hạn ở những nơi có hình dạng núi to sông lớn mà ở nơi đất bằng hay cả trong thành thị cũng có thể có long mạch tồn tại.
“Hám long kinh – Nhận biết long mạch phong thủy chấn hưng gia nghiệp” lấy “Hám long kinh” của Dương Quân Tùng làm bản chuẩn, kết hợp với các tác phẩm đi cùng với nó là “Nghi long kinh” và “Táng pháp đảo trượng”, tiến hành chỉnh lý và biên soạn theo tinh thần hiện đại với nhiều hình minh họa tinh xảo, các sơ đồ, bảng biểu chi tiết, rành mạch để trình bày lại những nội dung trong trước tác theo một phong cách mới.
Mục lục
Lời nói đầu: Long Mạch – Đỉnh cao của Phong Thủy
Dẫn luận 1: Tìm hiểu về “Hám Long Kinh”
Dẫn luận 2: Lịch sử phát triển và các trường phái cơ bản của Phong Thủy
Dẫn luận 3: Cơ sở lý luận và nguồn gốc phương pháp của Phong Thủy
Dẫn luận 4: Các khái niệm và dụng cụ thường gặp trong Phong Thủy
Dẫn luận 5: Nhận thức và ứng dụng Phong Thủy một cách lý tính
Quyển 1: Hám Long Kinh – Vận dụng long mạch Phong Thủy
Chương 1: Tổng đoán – Long mạch của Trung Quốc
Chương 2: Viện cục – Yếu lĩnh cơ bản của Long Mạch
Chương 3: Cửu tinh – Luận về chín hình núi khác nhau
Quyển 2: Nghi Long Kinh – Phương pháp tầm long điểm huyệt
Chương 1: Thiên Thượng – Hướng đi để tìm kiếm long mạch chín và long mạch nhánh
Chương 2: Thiên Trung – Phân biệt bố cục mạch núi của các huyệt địa
Chương 3: Thiên Hạ – Phân biệt các hình thế kết huyệt khác nhau
Chương 4: Nghi Long thập vấn – Dương Quân Tùng giải đáp nghi nghờ
Chương 5: Vệ Long – Phải căn cứ vào hình thế của núi và nước để tìm kiếm chân long
Chương 6: Biến Long – Điều kiện cửu tinh chuyển hóa lẫn nhau
Quyển 3: Phép Đảo Trượng Trong Táng Pháp
Chương 1: Thái cực – Lưỡng nghi – Tứ tượng của long huyệt
Chương 2: Bồi bát quái – 16 loại táng pháp
Chương 3: Thập nhị trượng pháp – Phương pháp lập huyệt và đặt quan tài
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.