Huyền Không Lục Pháp – Đại Sư Đàm Dưỡng Ngô

399,000

Huyền Không Lục Pháp

Tác giả: Đại Sư Đàm Dưỡng Ngô

395 Trang

Mô tả

Nguồn gốc ra đời của Phong Thuỷ Huyền Không Lục Pháp?

Đàm Dưỡng Ngô vào năm 19 tuổi, học kiến thức phong thủy Huyền Không Phi Tinh của phái Vô Thường với Dương Cửu Như (người cháu họ của Chương Trọng Sơn). Lúc đó ông dùng kiến thức Huyền Không Phi Tinh để làm Âm Trạch và Dương Trạch. Sau đó năm 30 tuổi, khoảng 1922 thì ông mở trường giảng dạy Huyền Không Phi Tinh tại Thượng Hải. Vào năm 1923 & 1924, ông cho xuất bản sách Đại Huyền Không Lộ Thấu, Huyền Không Thực Nghiệm.

Huyền Không Phi Tinh Phái Vô Thường, nguồn gốc kiến thức từ đâu?

Cùng thời điểm đó thì Thẩm Trúc Nhưng sau khi cố gắng giải thích Huyền Không Phi Tinh của phái Vô Thường theo cách hiểu của ông. Ông cho xuất bản sách Thẩm Thị Huyền Không Học. Đồng thời cũng mở trường giảng dạy phong thủy Huyền Không Phi Tinh áp dụng cho Âm Trạch và cả Dương Trạch. Như vậy đương thời cùng 1 lúc có 2 người cùng giảng dạy về Huyền Không Phi Tinh của phái Vô Thường. 1 người được chân truyền là Đàm Dưỡng Ngô và 1 người theo phái tự học của bản thân là Thẩm Trúc Nhưng.

Huyền Không Phi Tinh Vô Thường phái và cách ứng dụng thực tế?

Về phần Đàm Dưỡng Ngô thì năm 40 tuổi, ông vô tình gặp được 1 đạo sĩ là Lý Kiền Hư ở Hồ Nam và được vị này giảng dạy cho kiến thức phong thủy mà vị này học được từ Tằng Hoài Ngọc (Nguyên Không Pháp Giám). Sau khi nghiên cứu thì Đàm Dưỡng Ngô công khai xin lỗi là theo ý kiến của ông là Huyền Không Phi Tinh chỉ nên dùng cho Dương Trạch mà không nên được dùng cho Âm Trạch. Về nội dung của lá thư xin lỗi này thì nhiều người đời sau lại không hiểu nên cứ diễn dịch là Đàm thị xin lỗi là Huyền Không Phi Tinh không đúng.

Sau đó Đàm Dưỡng Ngô tiếp tục công bố về 6 phương pháp. Theo ông, Lục Pháp này có thể được dùng để áp dụng kèm với Huyền Không Phi Tinh và Huyền Không Đại Quái. Lưu ý rằng khi dùng chữ Lục Pháp có nghĩa là 6 phương pháp trong Huyền Không. Không có nghĩa là 1 trường phái độc lập do đó nên Đàm Dưỡng Ngô trình bày ý tưởng của mình trong quyển sách Huyền Không Bổn Nghĩa – tức ông cố gắng giải thích ý nghĩa ban đầu của Huyền Không theo luận giải của riêng ông.

Ý nghĩa các tác phẩm Huyền Không của Thầy Đàm Dưỡng Ngô.

Tất cả tác phẩm Huyền Không Bổn Nghĩa của Đàm Dưỡng Ngô gần như dùng để giải thích Thanh Nang Áo Ngữ, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh, Thiên Ngọc Kinh của Dương Quân Tùng. Trong đó gần như 80% nội dung là chỉ để giải thích Thanh Nang Áo Ngữ với các thuật ngữ như Thư Hùng, Huyền Không, Kim Long, Thành Môn….Và họ Đàm cố gắng giải thích 4 câu đầu tiên bí ẩn của Thanh Nang Áo Ngữ là:

“Khôn Nhâm Ất, Văn Khúc tòng đầu xuất
Cấn Bính Tân, vị vị thị Liêm Trinh
Tốn Canh Quý, cụ thị Vũ Khúc vị
Càn Giáp Đinh, Tham Lang nhất lộ hành”

Huyền Không Lục Pháp – ý nghĩa thật sự ẩn sâu là gì?

Không thể phủ nhận công sức cá nhân của Đại Sư Đàm Dưỡng Ngô khi cố gắng tích hợp 1 kiến thức phong thủy hoàn chỉnh bao gồm cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên. Đó là công sức rất to lớn để lại cho hậu thế. Đáng tiếc là ông mất rất sớm khi khoảng 50 tuổi nên chưa có nhiều thời gian nghiên cứu hoàn chỉnh công trình của mình mà vẫn để lại nhiều lỗ hổng trong lý luận và thực hành.

Huyền Không Lục Pháp -  Đại Sư Đàm Dưỡng Ngô
Huyền Không Lục Pháp – Đại Sư Đàm Dưỡng Ngô

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.