Kinh Dịch Với Năng Lượng Cảm Xạ Học – Dư Quang Châu

299,000

Kinh Dịch Với Năng Lượng Cảm Xạ Học

NXB Văn Hóa Thông Tin 2010

Dư Quang Châu

340 Trang​

Mô tả

Kinh Dịch Với Năng Lượng Cảm Xạ Học

Kinh Dịch – sản phẩm kết tinh của trí tuệ phương Đông đang ngày càng được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và khó ai có thể phủ nhận tính khoa học của nó. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những mối liên hệ, tương quan mật thiết giữa Kinh Dịch với các môn khoa học hiện đại và nhiều lĩnh vực khác, từ triết học, thiên văn học, địa lý, quân sự, y học cho tới kinh doanh, quản trị nhân lực,…

Ngay cả ngôn ngữ của máy tính điện tử với các dữ liệu nhị phân cũng là “biến thể” của hai hào âm dương của bát quái. Điều đáng ngạc nhiên là Kinh dịch được phát minh ra đã hàng ngàn năm trước đây, từ khi chữ viết chưa hình thành và ngôn ngữ máy tính hiện đại chỉ là một sự mô phỏng lại ngôn ngữ Dịch học từ thuở sơ khai nhất đó.

Vậy Kinh Dịch là gì?

Nói về thuật ngữ, dịch là sự thay đổi, kinh là nguyên tắc, ổn định. Vậy, Kinh Dịch là những nguyên tắc, quy luật nói về sự vận động, biến đổi phù hợp với tự nhiên.

Kinh Dịch giống như một bảng mã mà dựa vào đó người ta có 3 nhánh ứng dụng cơ bản: Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như dùng Bát tự hà lạc, Tứ trụ tử bình để xem xét sự kiện, đời sống một con người. Ứng dụng thứ hai là trong quân sự, ví dụ như Khổng Minh từng dùng Kỳ môn độn giáp để đánh trận.

Và ứng dụng nổi tiếng nhất của Kinh Dịch chính là phong thủy. Trong đời sống hàng ngày, vận dụng thuật phong thủy chính là sự kết hợp hài hòa các điều kiện để cải tạo môi trường sinh sống trở nên tốt đẹp hơn. Cái đích cuối cùng mà Phong thủy hướng tới là Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa hợp nhất, giúp con người vận hành và hòa hợp với quy luật của tự nhiên.  Còn trong kinh doanh, ứng dụng phong thủy sẽ giúp các nhà lãnh đạo hay nhà quản trị có cái nhìn bao quát hơn, từ đó có thể kiểm soát được nhiều yếu tố hơn trong việc quản lý nhân sự, tài chính và xử lý hiệu quả công việc.

Nói đến KINH DỊCH thì ai trong chúng ta cũng có một thích thú nào đó nhưng không thể tìm hiểu được và KINH DỊCH hầu như chỉ dành riêng cho một số người “Chuyên nghiên cứu KINH DỊCH”. Đôi lúc chúng tôi thầm nghĩ :Như vậy có quá bất công không?

Hầu hết sách viết về KINH DỊCH đều khó hiểu và dùng quá nhiều từ Hán, Nôm làm cho người nào dù có ham thích đi nữa, khi đọc qua vài lần rồi cũng buông xuôi, KINH DỊCH vẫn là KINH DỊCH, lúc nào cũng như có một bức màn vô hình che chắn, nên mặc dù có sức hấp dẫn nhưng vẫn không tiếp cận được. Chúng tôi thì lại không tin điều đó, phải làm sao cho mọi người ai cũng có thể hiểu KINH DỊCH một cách dễ dàng cũng như sách dạy nấu ăn vậy.

Mục Lục :

Lời giới thiệu

Những dòng suy nghĩ

Hãy làm quen với Kinh Dịch

– Kinh Dịch là gì?

– Cần hiểu Kinh Dịch như thế nào?

– Lịch sử của Kinh Dịch

– Âm Dương là gì?

– Tra cứu Kinh Dịch như thế nào?

– Làm thế nào để tạo ra một quẻ Dịch?

1. Cách dùng cỏ thi (Dương kỳ thảo)

2. Thực hiện bằng đồng tiền điếu

3. Kỹ thuật dùng các ngón tay

4. Cách lập quẻ Hổ và quẻ Biển

Ứng dụng Cảm xạ học tìm quẻ Dịch

–  Cách tính quẻ Dịch trên bàn tay

–  Quẻ dịch và các thứ bậc

Phương vị của 64 quẻ Dịch

bảng tra cứu

Cách thiết lập quẻ Dịch bằng Cảm xạ năng lượng học

Quẻ số:  1. Thiên vi Càn

Quẻ số : 2. Địa Vi Khôn

……

Quẻ số : 64. Hoa Thủy Vị Tế

Kinh Dịch Với Năng Lượng Cảm Xạ Học
Kinh Dịch Với Năng Lượng Cảm Xạ Học

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.