Mô tả
Ramayana Sử Thi Ấn Độ
Rāmāyaṇa (Devanāgarī:रामायण) là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo(smṛti). Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Người ta cho rằng tác giả của Ramayana là nhà thơ Valmiki.
Tên gọi Rāmāyaṇa là một từ ghép tatpurusha của Rāmavàayana“ đi đến, tiến đến”, được dịch ra là “những cuộc du hành của Rāma“.Rāmāyaṇa bao gồm 24.000 câu trong bảy tập (kāṇḍas) và kể về câu chuyện của một hoàng tử,Ramacủa xứ Ayodhya, vợ là Sitabị bắt đi bởi vua quỷ (Rākshasa) vua xứ Lanka, Rāvana. Trong dạng hiện tại của nó, Valmiki Ramayana có niên đại có thể từ 500 TCN đến 100 TCN, hay là khoảng cùng thời với những bản đầu tiên của sử thi Mahabhārata.
Ramayana được cho là sáng tác bởi Valmikivà được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabharata.
Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.