Giảm giá!

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ – Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

(1 đánh giá của khách hàng)

300,000

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Khảo luận & Bình dịch: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 

 

 

Mô tả

Phi lộ
 
 
Từ năm 1956, khi tôi bắt đầu viết Kinh Dịch, tôi thấy Đông Tây có cái gì giống nhau, nhưng chưa biết giống nhau ở điểm nào, và tôi nhất định tìm cho ra nhũng điểm tương đồng nói trên. Năm 1976, nhân viết bài Đồng nhất và Thống nhất trong Triết Học Trung Hoa, tôi mới thấy rằng Nho, Thích, Lão là đồng nguyên. Chúng đồng nguyên ở điểm là có cùng chung học thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể. Tuy nhiên chỉ những bậc đạo cao, đức cả trong Tam Giáo mới biết học thuyết này, như Khổng, Mạnh, Tử Tư, Trình Tử, Chu Hi, Vương dương Minh (Khổng giáo), như Ngụy Bá Dương, Hán Chung Ly, Lữ Động Tân (Lão Giáo), như Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng (Phật), v.v…
 
Sau đó tôi cũng tìm ra rằng Âu Châu xưa cũng đã có nhiều triết gia đã tìm ra được học thuyết này. Chính vì thế, mà tôi khảo cứu hết các tôn giáo lớn trong thiên hạ, và thấy học thuyết này được dạy trong phần Mật Truyền: Mật Truyền của Do Thái Giáo là Kabbalah, Mật Truyền Hồi Giáo là Sufism, Mật Truyền Thiên Chúa Giáo là Mysticism (Đạo Huyền đồng). Phần Mật Truyền này không ăn nhập gì với phần giáo lý công truyền và hơn thế nữa còn nghịch nhau như nước với lửa. Giáo hữu Do thái giáo không biết gì về Kaballah; Giáo hữu Hồi giáo không biết gì về Sufism; người Công Giáo không biết gì về Đạo Huyền Đồng của các thánh Huyền Đồng như John of the Cross, như Teresa of Avila v.v… Ta sẽ thấy thuyết Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể trong các Mật Giáo nói trên.
 
Ngoài ra Âu Châu còn có nhiều Mật Tông, Mật Giáo nhỏ khác như Free-masonry (Tam Điểm), Rosicrucians (Hồng Hoa Thập Tự), Thông Thiên (Theosophy), Neo-Platonism v.v…
 
Họ trở thành Mật Tông cốt là để tránh các toà Hình Án Âu Châu, và không chịu phổ biến tinh hoa của học thuyết họ cho quần chúng.
 
Chúng ta hãy đọc họ và cố tìm cho ra các điểm tương đồng mà ta sẽ tìm thấy nơi họ. Những gì «đồng nhất nơi họ chính là tiếng nói tự nhiên của nhân loại» (Omnium consensus est naturae vox).
 
Tìm ra chưa đủ, ta còn phải sống với cái gì mà chúng ta cho là chân lý. Các Hiền Thánh xưa nay sau khi đã tìm ra được nó thường giữ lấy và tu một mình, ít khi chịu nhận đệ tử. Chân lý này là của thiểu số, chứ không phải là của đám đông. Đó chính là
 
«Vào tu như lông trâu, Đắc đạo như sừng thỏ.»
 
Trong khi soạn thảo học thuyết này, tôi muốn trước hết là tôn vinh tiên tổ chúng ta. Từ thời Lý, Trần, các Ngài đã thông hiểu học thuyết này, và đã dùng nó để hòa đồng các tôn giáo trong nước; sau nữa tôi muốn nhân danh là một người Việt Nam tị nạn, hiến dâng cho thế giới công trình suy khảo trong gần 40 năm của đời mình.
 
Nay tôi đã hoàn thành xong được cả 2 ấn bản, một bằng Việt văn, hai bằng Anh Ngữ. Bản Việt Văn chỉ khoảng 200 trang, còn bản Anh Văn mang tựa đề là The Monistic Theory, tôi đã viết vào năm 1993. Tuy nó dày khoảng hơn 500 trang, và không giống bản tiếng Việt về hình thức. Nhưng nội dung thì dĩ nhiên 2 bản giống nhau.
 
Hai bản văn trên sẽ được lần lượt in ra để quí vị độc giả thưởng lãm.
 
Ước mong rằng trong tương lai sẽ gặp được nhiều tri âm, tri kỷ. Sau đây, xin mời quí vị đi vào học thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Nó chính là lời kêu gọi quí vị đi sâu vào nội tâm mà tìm Đạo, tìm Trời. Nó chính là Đạo tâm linh, đạo nhất quán, là Đại Đạo mà con người có thể tìm ra được.
Mục Lục
 
Phi lộ
 
Chương 1: Đại cương
 
Chương 2: Ít nhiều loại từ ngữ dùng trong thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 3: Hai chiều hướng của cuộc đời — Đạo huyền đồng
 
Chương 4: Thiên Chúa giáo với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 5: Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể với các triết gia trên thế giới
 
Chương 6: Kaballah (Mật Tông Do Thái giáo) với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 7: Huyền môn cổ Ai Cập với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 8: Hội Tam Điểm với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 9: Khoa luyện đơn với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 10: Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 11: Thông Thiên học với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 12: Bà La Môn giáo với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 13: Phật giáo với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 14: Lão giáo với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 15: Khổng giáo với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 16: Cao Đài với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
 
Chương 17: Nhận định về Thượng Đế
 
Chương 18: Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể trong khoa học hiện đại
 
Chương 19: Hợp nhất

1 đánh giá cho THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ – Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

  1. hung nguyen (xác minh chủ tài khoản)

    Dịch vụ tốt

    (0) (0)

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.