Giảm giá!

Thương Hàn Luận – Trương Trọng Cảnh

Original price was: ₫300,000.Current price is: ₫299,000.

Thương Hàn Luận (Có nguyên văn chữ Hán)

Biên soạnTrương Trọng Cảnh

Người dịch: Trương Chứng

NXB Đồng Nai 1996

363 trang

Thường Hàn Luận do Trương Trọng Cảnh đời Hán biên soạn, sách hoàn thành vào đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Thường Hàn Luận là bộ sách thuốc nghiêm túc được kết hợp chặt chẽ giữa lý – pháp – phương – dược, nó giới thiệu đột xuất và phát triển “dị bệnh đồng trị, đồng bệnh dị trị” theo qui luật “biện chứng thi trị”, vì quy luật ấy rất phổ biến, thích hợp điều trị nhiều loại bệnh tật, vì vậy nguyên tắc điều trị của Thường Hàn Luận không giới hạn ở điều trị Thương hàn bệnh mà còn thích hợp điều trị các khoa tật bệnh khác. Nội dung cơ bản của Thường Hàn Luận là chứng trị Lục kinh. Tóm lại, nội dung của Thường Hàn Luận, vừa nói lên tính đặc thù về sự phát triển bệnh tật, vừa nói lên tính cộng động về sự phát triển bệnh tật, làm căn cứu lập pháp chế phương nêu ra quyết định điều trị trên lâm sàng, vì vậy giáo trình này là tất yếu cho việc học tập y học cổ truyền. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Mô tả

Thương Hàn Luận – Trương Trọng Cảnh

I. Khái niệm

Học, nghiên cứu và hành nghề Đông Y ko thể không học và đọc qua 4 tác phẩm kinh điển sau đây:

1.   Hoàng Đế Nội kinh Tố vấn & Linh khu
2.   Nạn kinh
3.   Thương hàn tạp bịnh luận
4.   Kim quỉ yếu lược

Trong đó, thương hàn tạp bịnh luận có thể được coi là một trong 4 bộ sách quí giá nhất của nền Y học Đông phương, Trương Trọng Cảnh tác giả của bộ sách này và bộ Kim quỉ yếu lược đã khiêm tốn nói rằng: “ Sách này ko dậy chữa đủ mọi chứng nhưng có thể thấy bịnh mà biết được căn nguyên”.

Sách đã tổng kết một cách có hệ thống những kinh nghiệm phong phú của ngành y học Trung Quốc từ đời nhà Hán trở về trước, xác định nguyên tắc cơ bản của Trung y, biện chứng điều trị, đã phong phú hóa và phát triển lý luận y học và phương pháp trị liệu, đặt vững cơ sở các khoa lâm sàng của Trung y, là một bộ kinh điển y học trứ danh. Bộ sách đã cống hiến lớn lao cho sự phát triển học thuật Trung y. Hơn 1700 năm nay, sách này luôn được y giới các đời tôn sùng.

Trương Trọng Cảnh húy là Cơ, người đời Hán sinh năm 142 và mất năm 220, quê ở Nam Dương cùng huyện với Khổng Minh, Ông thuở nhỏ ham học, mười mấy tuổi đầu đã thông hiểu nhiều sách, nhất là sách về y học. Đời Hán Linh đế, ông được tiến cử chức Hiếu Liêm, về sau là Thái thú Trường Sa. Từ năm Kiến An trở về sau, gia tộc của ông có hơn 200 ngươi,từ năm Kiến An (công nguyên 196) đến sau, chưa đầy 10 năm đã chết mất hai phần ba, trong đó chết vì bệnh thương hàn là bảy phần mười, vì thế ông từ quan về nhà cố công nghiên cứu viết ra 2 bộ sách kinh điển nổi tiếng là Thương hàn Tạp bịnh luận, và Kim quỉ yếu lược. Ông theo học thuốc với người đồng hương là danh y Trương Bá Tổ, được thầy truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật. Ông học giỏi đến mức, về mặt chẩn đoán và ra đơn thuốc điều trị vượt hơn cả người thầy của mình. Ông đã được người đời sau tôn lên là bậc Y thánh.

Trước mắt, sách này vẫn là một tài liệu dạng học kinh điển chủ yếu của Học viện Trung y Trung Quốc. Đối với y học thế giới, nhất là sự phát triển ngành y của các nước châu Á, sách ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ cũng có ảnh hưởng sâu xa. Nhật Bản đến nay vẫn thích dùng các đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh để trị bệnh.

Vì lời lẽ trong sách thương hàn tạp bịnh luận quá cô đọng nên sau này có khoảng vài trăm y sĩ Trung Hoa và Nhật Bản làm sách chú giải, nhưng hầu hết các nhà chú giải này đã ko thành công vì họ ko nắm vững được dịch lí khi chú giải.

Sau khi Trọng Cảnh mất được 70 năm, danh y Vương Thúc Hòa là người tinh thông y lý nhưng cũng ko thể hiểu hết nổi  phải xếp sách này và Kim quỷ yếu lược vào trong hòm vàng, và đợi tới 1000 năm sau đời nhà Tống, danh y Tiết Lập Trai mới mở ra.

Ngoài lý do ko am hiểu dịch lí để chú giải sách, các nhà nghiên cứu còn vướng phải việc hiểu nghĩa trong việc phân chia câu, cú, tiết, chương. Các danh y như Lâm Ức, Thành vô Kỷ đời Tống, Trần tu Viên đời Minh, Đường Tôn Hải đời Thanh…..đều cố công chú giải nhưng vẫn ko thành công lắm, khi giảng từng câu, từng đoạn thì có thể hiểu được nhưng áp dụng sang câu và đoạn khác thì lại gặp mâu thuẫn,  lại có y sĩ như Lục Nguyên Lôi lấy lý Tây Y mà bình giảng cũng bị thất bại.

Ở Việt Nam cũng có nhiều lương y cố công tìm tòi nghiên cứu dịch lí để giải thích như lương y Nhất Kinh người Nam Định thừa kế và vận dụng y thư Trần Tu Viên và Cụ Lưu Thủy làng La Thọ tỉnh Quảng Nam và được xem là người thành công nhất trong việc giải thích sách Thương hàn và Kim quỉ yếu lược

Lương y Lưu Thủy đã rất tinh thông lý dịch vận hành trong cơ thể con người, nên đã sáng tạo ra cách giải thích sách thương hàn luận một cách rất độc đáo và hoàn chỉnh từ câu cú, đoạn, từ đầu sách đến cuối sách. Cụ đã truyền 2 bộ sách này cho Bác sĩ kiêm Đông y sĩ Nguyễn văn Ba, là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực y học và Hán học trước năm 1975, ông là giáo sư đại học y khoa Huế, phó chủ tịch hội châm cứu thế giới, là tác giả của sách tự học Hán văn. BS & ĐYS Nguyễn văn Ba để lại bộ sách này cho người con trai duy nhất là Lương Y Nguyễn Phương Anh tác giả của học thuyết phóng ảnh vận dụng trong Y học và triết học.

Tôi sau khi tốt nghiệp YHCT với lương y Nguyễn Trung Hòa, BS Nguyễn văn Hưởng tại Viện Y học dân tộc TP.HCM  và do một nhân duyên  may mắn  đã được cố lương y Nguyễn Phương Anh truyền lại 2 bộ sách giải thích Thương hàn luận và KQYL trước khi ông mất vào năm 1992 (bản chép tay).

II. Cơ sở lí luận cơ bản để có thể hiểu được Thương hàn tạp bịnh luận

Khi đọc thương hàn tạp bịnh luận thì điều trước tiên phải hiểu được khái niệm khí lạc kinh.

A. KHÍ

Sự hiện diện khí trong con người là một sự thật hiển nhiên, do có khí nên huyết mạch mới lưu thông, nếu khí tuyệt thì con người sẽ phải chết. Lục khí bên ngoài tương ứng với lục khí bên trong con người và được chia thành 2, khí âm và khí dương, mỗi khí lại được chia theo 2 hướng vận hành của thủ và túc.

Lục khí từ thiên nhiên nhập vào con người và biến đổi thành nhị khí âm dương vận hành trong kinh lạc

Tam dương: Thái dương, Dương Minh, Thiếu dương ( chia thành thủ túc)
Tam âm: Thái âm, Thiếu âm, Khuyết âm ( chia thành thủ túc)

Khí bên ngoài gồm: táo, hỏa, phong, nhiệt, thấp, hàn dẫn đến 5 chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (hỏa=nhiệt). Lục khí gây bịnh ngoài biểu, ngũ chất gây bịnh trong lí và đi theo 1 vòng nhất định

Thí dụ: Phong->bì phu->can->móng tay->lưỡi gà->bên ngoài

Trong con người là ngũ hành, trong trời đất là ngũ vận, chúng di chuyển theo những qui luật nhất định.

Lấy chủ mà nói: Tạng phủ là gốc, kinh lạc là ngọn. Lấy khách mà nơi thụ bịnh trước là gốc, nơi thụ bịnh sau là ngọn.
Lấy kinh lạc mà nói:

Kinh thái dương bàng quang ( hàn thủy) là bản, kinh thủ thái dương tiểu trường là ngọn.
Túc dương minh vỵ là bản, Thủ dương minh đại trường là tiêu
Thủ thiếu dương tam tiêu là bản, túc thiếu dương đởm là tiêu
Túc thái âm tỳ kinh là bản, thủ thái âm phế là tiêu ( thổ hóa thấp)
Thủ thiếu âm tâm kinh là bản, túc thiếu âm thận là tiêu ( hỏa hóa nhiệt)
Túc quyết âm can kinh là bản, thủ quyết âm bào lạc là tiêu (Mộc hóa phong)

Nguyên tắc chữa bịnh:
Bình thường trị bản trước tiêu sau, nhưng nếu tiêu cấp thì trị tiêu trước.

B. LẠC là những  vi ti huyết quản lưu hành trong mạch máu trong cơ thể  con người

C. KINH là những đường rãnh, ví như những con sông đi theo một chiều nhất định, bịnh đến khí trước, nếu ko trị hết nó sẽ vô lạc, lạc trị mà ko hết thì bịnh sẽ vào kinh.

Do vậy, châm cứu là cách trị trưc tiếp còn uống thuốc là cách trị gián tiếp. Châm cứu là thông qua các huyệt vị- những điểm nhậy cảm trên cơ thể con người, để đem khí vào bồi bổ các đường kinh (bổ) hoặc rút bớt khí ra (tả) một cách trực tiếp.

Còn uống thuốc, khi uống vào thì nó cũng biến thành khí đi theo các đường kinh và có tác dụng bổ tả như châm cứu. Tuy nhiên, châm cứu chỉ chữa được 1/3 các bịnh ( chỉ chữa được Kinh bịnh mà ko chữa được Khí và Lạc  bịnh một cách triệt để). Người học Đông y thì nên học thuốc trước rồi học châm cứu sau để 2 thứ bổ xung cho nhau.

III. Trích 3 pháp đầu bản kinh thương hàn luận do cụ Lưu Thủy chú giải

Pháp thứ 1: Thái dương chi vi bịnh (1), mạch phù (2), đầu hạng cường thống nhi ố hàn (3)
Pháp:  bịnh gốc thương hàn do quyết âm qua

Giảng: Thương hàn bịnh do khí lạnh vào biểu ( bịnh vào lý gọi là tạp bịnh)

(1)   Bịnh gây ra ở thái dương do quyết âm qua, khi bịnh tà khí đứng một chỗ nên thấy nó chạy ngược lại.

Thái dương (+)                  (-)   Quyết âm
Dương minh                  Thiếu âm
Thiếu dương            Thái âm
chiều chạy                        chiều chạy
lúc bịnh                      lúc bình thường

(2)   Mạch nổi lên do bộ vị đây là bì phu, phong từ quyết âm qua bì phu.
(3)   Đầu đau cổ cứng, chỗ có huyệt thì bị đau, có lạc thì bị cứng, hàn khí từ ngoài vào thái dương phong khí quyết âm thêm vào nên thấy lạnh, vì lạnh từ bên trong nên đóng cửa vẫn thấy lạnh. Hàn tà làm tổn thương dương khí, vệ dương bị bao bó

Tóm lại: bất cứ bịnh gì ta phải biết:

1.   Nguyên nhân của bịnh, ở đây thái dương bịnh do quyết âm qua
2.   Bộ vị của nó: mạch phù ( bì phu)
3.   Bịnh ở kinh, lạc hay khí ( kinh thì đau đầu, lạc thì cổ cứng, khí thì sợ lạnh.

Pháp thứ 2: Thái dương bịnh (1), phát nhiệt (2), hãn xuất (3), ố phong (4) mạch hoãn (5) danh viết trúng phong (6)
Pháp: bịnh thái dương ở cơ nhục tòng phiên ( ngọn) gọi là trúng phong

Giảng: Ở đây nói thái dương tòng phiên trước, bịnh bao giờ cũng ở cơ nhục( có chứa tuyến mồ hôi) trước rồi ra bì phu ( phần da ngoài cùng rất mỏng) sau vào tấu lý (sợi dây liên lạc của bì phu và tạng phủ, chỗ hội thông huyền diệu, chân linh của tam tiêu, rất quan trọng).

Bì phu – Thái dương Thái âm
Biểu
Cơ nhục – Dương minh Quyết âm
Tấu lý   Tấu bán biểu – Thiếu dương
Tấu bán lý – Thiếu âm   Lý
Tạng phủ

Mỗi phần đều có 2 đường kinh mạch làm chủ

(1)   Bịnh thái dương ở tại cơ nhục ( có 2 kinh làm chủ : dương minh, quyết âm ). Ở cơ nhục, Thái dương chỉ là phụ, quyết âm là chính. Vị trí: thế bịnh từ quyết âm qua.
(2)   Tà từ quyết âm phong qua, chạm vào phiên (ngọn) của thái dương làm nó nóng lên
(3)   Mồ hôi làm cân bằng nhiệt độ cơ thể cho mát lại, cơ nhục chứa mồ hôi ( bịnh ở cơ nhục)
(4)   Sợ gió do bịnh từ quyết âm phong, sợ lạnh do lạnh ở bên trong
(5)   Phong gây mạch phù, hơi phù thôi vì bộ vị ở đây là cơ nhục.

Tóm lại: Bịnh tại cơ nhục nên hãn xuất, ố phong , mạch hoãn, tại tong phiên nên phát nhiệt, bịnh thái dương quyết âm phong qua nên gọi là thái dương trúng phong.

Pháp thứ 3: Thái dương bịnh (1) hoặc dĩ phát nhiệt, hoặc vị phát nhiệt (2) tất ố hàn, thể thống (3), ẩu nghịch (4), mạch âm dương câu khẩn (5) giả danh viết thương hàn (6)
Pháp: Bịnh của thái dương tòng bản ở bì phu gọi là thương hàn

Giảng:(1)   Bịnh của thái dương ở bì phu
(2)   Do quyết âm phong qua thái dương, bản của thái dương ở bì phu cho nên tùy theo quyết âm phong đã ra bì phu chưa mà có phát nhiệt hay chưa
(3)   Lạnh do bản hàn của thái dương, đau ở ngoài da ( khác với thân thống, bóp mạnh mới đau)
(4)   Ẩu: do khí của can qua vị, kích thích vị mửa
Thổ: do khí của thận lên bao tử làm cho nó mửa ra. Ẩu hay thổ thì vị chỉ là trung gian
(5)   Khẩn, mạch như rắn bò do có nước có lạnh ở bên trong, lạnh làm nước đông lại bên trong sinh ra phù khẩn.
(6)   Thương hàn là bịnh ở bì phu, còn trúng phong là bịnh ở cơ nhục, do đó người ta phân loại bịnh theo 2 cực: trúng phong ( thái dương, quyết âm); thương hàn (quyết âm, thái dương)

Tóm lại: pháp 3 nói về thái dương tòng bản ở bì phu sanh thương hàn
Pháp 2 thái dương trúng phong là bịnh ở cơ nhục. Bì phu, cơ nhục 2 phần nằm sát nhau, không quá 1mm2, sự khác biệt về bịnh là do cấu tạo của các lớp khác nhau

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Có thể bạn thích…