Mô tả
Thượng Thanh Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh
Huỳnh Đình kinh là một kỳ thư của Lão giáo, có tự lâu đời. Danh mục Huỳnh Đình kinh đã được ghi trong Tấn thư nghệ văn chí và Tống sử nghệ văn chí. Như vậy Huỳnh Đình kinh tối thiểu đã có từ hơn 1600 năm nay.
Huỳnh Đình kinh có mục đích giúp ta trở thành thần tiên. Đọc chính kinh và các khẩu quyết trì tụng kinh này nơi đầu kinh ta thấy ngay điều đó. Chẳng hạn như:
-
- Muốn thọ lĩnh kinh này, phải trai giới trước 9, 7 hay 3 ngày.
- Phải có phòng thất đặc biệt thanh tịnh để tụng kinh này.
- Khi bước vào phòng để tụng kinh này, phải quán tưởng như có chư thần cùng theo vào.
- Khi tụng kinh này, phải quán tưởng như trong lòng mình có đủ các cung trời, và các vị Thượng thần trên trời đều có đủ trong lòng mình.
Tụng kinh này 10.000 lần sẽ trở thành thần tiên.
Nếu mỗi ngày tụng kinh này một phần phải mất 28 năm mới đủ một vạn lần. Nếu mỗi ngày tụng 10 lần, phải mất ngót 3 năm. Thu thần định trí, đem chư thần trong trời đất vào lòng mình, xác tín rằng: chư thần trong trời đất luôn đi đứng cùng mình, chẳng phải một lần mà ngàn vạn lần, chẳng phải một ngày một buổi mà nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Nếu được như vậy, chẳng phải là thần minh thì còn là gì?
Tử Vi chân nhân nói ”Xưa Mạnh tiên sinh tụng Huỳnh Đinh theo đường lối đó trong 8 năm. Huỳnh Đình chân nhân giáng nhập vào ông. Đó là điều hết sức huyền diệu.Bí quyết Huỳnh Đình chính tại điểm này. Nếu suốt ngày, từ sáng đến chiều, lúc nào cũng quán tưởng chư thần trong thân hình, khi khỏi cần đọc Huỳnh ĐÌnh kinh vậy”.
Kinh này hết sức khó hiểu, phải có căn cơ đặc biệt mới mong hiểu nổi. Tuy nhiên nếu mỗi khi trì tụng kinh này mà tâm trí luôn tưởng có chư thần hiện diện trong thân tâm mình, thì không hiểu kinh, kinh này vẫn là phương tiện quý báu, giúp ta trở thành thần tiên.
Quyển Huỳnh Đình kinh bình dịch này gồm hai phần: (1) Phần khảo luận và (2) Phần bình dịch.
Phần khảo luận gồm các chương sau:
-
- Chương 1: Những khái niệm cơ bản của đạo Lão
- Chương 2: Xuất xứ và tác giả Huỳnh Đình kinh
- Chương 3: Huyền nghĩa hai chữ Huỳnh Đình
- Chương 4: Các quan niệm then chốt của Huỳnh Đình
- Chương 5: Lược khảo lễ nghi trì tụng Huỳnh Đình
- Chương 6: Ít nhiều nhận định về Huỳnh Đình kinh
Phần bình dịch theo thứ tự sau:
-
- Kinh có 36 chương. Tên mỗi chương là hai chữ đầu chương bản chữ Hán.
- Trình bày chính kinh bằng chữ Hán kèm theo phiên âm.
- Ghi những dị biệt của các bản kinh, nếu có.
- Lược dịch bằng thể thất ngôn cổ phong.
- Chú giải những chữ khó.
- Bình giải.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.