Mô tả
Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch
Là một người quan tâm đến các môn học thuật Đông Phương dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì bạn không thể bỏ qua cuốn sách này. Bởi đây là cuốn sách duy nhất trong lịch sử văn minh Đông Phương lật lại toàn bộ tất cả các vấn đề liên quan đến kinh dịch.
Có thể nói, bạn sẽ phải ngỡ ngàng cho đến giật mình từ nội dung đến lịch sử trải hàng ngàn năm của cuốn kỳ thư Đông Phương nổi tiếng này, bởi nó thay đổi toàn bộ suy nghĩ của bạn từ xưa tới nay về kinh dịch. Tìm về cội nguồn kinh dịch của Nhà nghiên cứu Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định rằng:
Kinh dịch thuộc về Việt tộc với những luận cứ có những hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh. Phù hợp với những tiêu chí khoa học, trên cơ sở những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực, để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Và đây cũng là phương pháp nghiên cứu nhất quán của ông từ hơn 20 năm qua khi đi tìm về cội nguồn Việt sử.
Trong cuốn sách này, tác giả sẽ dẫn dắt bạn đọc xuyên suốt lịch sử hơn 6500 năm của kinh dịch, tính từ thời Phục Hy cho đến tận ngày nay, khi bạn đang đọc dòng chữ này.
Tác giả sẽ chỉ ra những mâu thuẫn mang tính đối kháng, của chính những nhà nghiên cứu Hán Nho, mang tính tự phủ định trong diễn biến lịch sử kinh dịch của nền văn minh Hán. Những mâu thuẫn đối kháng và tự phủ định này cũng được chỉ ra ngay trong nội hàm bản thân kinh dịch. Và từ những di sản văn hiến Việt, tác giả xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch và ba bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của một học thuyết nhất quán ngay từ những giá trị ban đầu của nó. Trong đó, tác giả xác định hai mô hình nổi tiếng của dịch học Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái lưu truyền trong cổ thư chữ Hán từ đời Tống đã sai lệch và hiệu chỉnh lại, là: Tiên thiên Lạc Việt bát quái đồ, Hậu thiên Lạc Việt bát quái đồ.
Tính độc đáo của cuốn sách không chỉ dừng ở việc tác giả liên hệ trong toàn bộ lịch sử Kinh dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành với những hệ thống tri thức nền tảng của nó mà còn với tất cả những giá trị tri thức của nền văn minh cổ đại tiêu biểu. Từ văn minh cổ Châu Âu, Lưỡng Hà cho đến Phương Đông cổ đại, và chỉ ra sự liên hệ độc đáo của những biểu tượng liên quan có tính hệ thống.
Vấn đề chưa dừng ở đây khi mà tác giả còn dẫn dắt bạn đọc đến một sự liên hệ với những tri thức mũi nhọn của nền văn minh hiện đại.
Trong cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch Dịch”, tác giả cũng đặt vấn đề về khái niệm “Điểm” trong Toán học, định nghĩa lại khái niệm “Vật chất”, vấn đề bản chất Không gian và Thời gian, khẳng định “Không gian đa chiều”, Trên cơ sở sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch từ nền văn hiến Việt, tác giả mô tả sự hình thành vũ trụ với một giả thuyết khác không như thuyết Big Bang. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết mới về sự hình thành vũ trụ trước trần thời gian căn cứ trên những di sản nhân danh nền văn hiến Việt.
Một điều độc đáo nữa là khi các nhà vật lý thiên văn học hiện đại cho rằng vũ trụ đang giãn nở, và đó là nguyên nhân các thiên hà ngày càng chạy xa nhau. Nhưng trong cuốn Tìm về cội nguồn kinh dịch này, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại cho rằng, đó là do quán tính ngay từ khởi nguyên của vũ trụ.
Có thể nói, đây là một cuốn sách hết sứ độc đáo trên cơ sở tư duy khoa học, tác giả đã mô tả một nội dung đích thực của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, bao trùm không gian và thời gian từ thời cổ đại đến những tri thức khoa học tiên tiến nhất hiện nay. Để cuối cùng tác giả có một kết luận hết sức bất ngờ:
“Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Và Kinh Dịch với hệ thống Bát quái là một phương thức Toán học theo hệ nhị phân mô tả học thuyết này.”
Cũng như tác giả đã xác định, cuốn sách này chỉ là một tiền đề để bắt đầu xây dựng và phục hồi một cách hoàn hảo một học thuyết hoàn chỉnh, đã thất truyền, mai một với thời gian, kho nền văn hiến Việt sụp đổ ở Nam sông Dương Tử từ 2300 năm trước. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống Bái quái trong Kinh Dịch – là phương thức Toán học mô tả thuyết này.
Theo tác giả, có ba tiền đề quan trọng, trước khi mô tả và phục hồi toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch với tư cách là một Lý thuyết thống nhất. Đó là:
- Tiền đề thứ I: Chính là cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”. NXB Hồng Đức tái bản lần thứ II, 2019, có sửa chữa và bổ sung.
Nội dung của cuốn sách này chứng minh một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên Địa cầu. Đây chính là chủ thể của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch (Tác giả đặt tên là nền văn minh Atlantic).
- Tiền đề thứ II: Đó chính là cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, mà chúng tôi đang giới thiệu với các bạn.
- Tiền đề thứ III: Dự kiến xuất bản, sẽ là: “Định mệnh có thật hay không!?”. Hay “Con người là gì? Đi từ đâu đến đây? Và sẽ đi về đâu?!”
Với tư cách là chủ thể nghiên cứu và quan sát vũ trụ. Cho nên không thể có một Lý thuyết Thống nhất mà không mô tả về bản chất con người với tất cả mọi thứ liên quan đến nó. Đây cũng chính là vấn nạn của mọi hệ thống triết học và khoa học trong lịch sử văn minh nhân loại. Từ thế kỷ thứ III trc CN, Nhà hiến triết Hy Lạp Socrates đã đứng lặng hàng giờ trên đường phố Athens và suy nghĩ về: “Con người là gì? Nó từ đâu đến đây và sẽ đi về đâu?”. Đến nay, đã hơn 2400 năm, vấn đề vẫn chưa có câu trả lời.
Tuy nhiên, nếu không có tiền đề này thì với cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” cũng đủ mô tả về Lý thuyết thống nhất, ít nhất về các phạm trù liên quan đến khoa học tự nhiên.
Stephen William Hawking đã nói: “Để xác định một hệ Lý thuyết thống nhất, chúng ta phải xác lập những Hệ Tiền đề.”
Trong cuốn sách này, tác giả còn so sánh, đối chiếu những vấn nạn của những ngành ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành như: Huyền Không, Bát trạch, dành cho những nhà nghiên cứu về ngành Địa Lý phong thủy Đông phương.
Điều độc đáo hơn cả là tác giả còn giải thích 7 vấn nạn của tri thức khoa học hiện nay, được đăng trong cuốn Định lý Godel, NXB Tri thức 2019. Nó xác định Định Lý Godel đúng khi nhận xét hiện tượng, nhưng sai khi giải thích bản chất hiện tượng. Và hoàn toàn sai khi kết luận “Không có Lý thuyết thống nhất”, quyển sách đã đưa Godel vào lịch sử.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.