Mô tả
Tứ Bộ Y Điển – Mật Pháp Và Thực Dụng – Tập 1
Lịch sử phát triển của y học Tây Tạng có thể truy nguyên về thế kỷ I sau Công Nguyên, căn cứ vào những ghi chép trong bộ lịch sử cổ đại của Tây Tạng là bộ Thuật Thần Ngữ Lục thì có thể biết được, có thể thấy thời đó họ đã hiểu được đạo lý thuốc có thể giải độc. Cho đến thế kỷ thứ IV, người Tây Tạng đã biết hòa tan dầu và bơ để cầm máu, dùng dã rượu dư thừa khi nấu rượu Thanh Hoa để điều trị vết thương bên nogaif, họ cũng đã có những nhận thức nhất định về những điểm có ích và cóhaij trong việc ăn uống, điều này có nghĩa là y học Tây Tạng đã bắt đầu có sự manh nha. Đến đầu thế kỷ thứ VIII bộ sách mang tính tổng hợp đầu tiên về y học Tây Tạng là bộ Nguyệt Vương dược chẩn đã ra đời.
Vũ Thỏa Ninh Mã Nguyên Đan Công Bố là một trong 9 học trò học về Y Thuật của Đông Tùng Ca Ngõa, sau khi theo học y thuật thành công ông đã đi khắp cả nước và đi tới các nước khác như Nepal, Ấn Độ đề học y thuật, sau khi học thành đạt và trở về nước ông đã được cử làm nguwofi đứng đầu trong hàng các thầy thuốc triều đình. Ông đã tiếp thu rộng rãi tinh hoa về y học của các bậc tiền bối cùng với sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cá nhân, ông còn chọn lọc rộng rãi y học dân gian các địa phương, trải qua hơn 20 năm lao động vất vả, cuối cùng đã hoàn thành trước tác kinh điển nổi tiếng về y học Tây Tạng là Tứ Bộ Y Điển, đặt nền móng cho sự hình thành nên hệ thống y học Tây Tạng.
Cuối Thế Kỷ XII, hậu duệ của Vũ Thỏa Ninh Mã Nguyên Công Bố là Vũ Thỏa Tát Mã Nguyên Đan Công Bố đã tiến hành phê bình chú giải về Tứ Bộ Y Điển, đồng thời kết hợp với sự phát triển của y học hơn 300 năm sau khi Tứ Bộ Y Điển ra đời, ông đã đưa ra những bổ sung và chỉnh sửa mang tính hệ thống đối với y điển. Ngoài ra ông còn biên soạn hơn 10 tác phẩm chuyên về y dược như các tác phẩm Ngũ hành điều hòa luận, Bản thảo đại toàn để giải thích và bàn luận về Tứ Bộ Y Điển.
- Bộ sách nhằm giới thiệu đến bạn đọc những tinh hoa về lâm sàng y học – Độc dược biến thành thuốc hữu dụng không? – Chẩn mạch của Tạng y khác Đông y như thế nào? – Chẩn đoán nước tiếu như thế nào? – 2800 loại dược liệu thiên nhiên có thể nắm giữ được sinh tử không? – Là trước tác đỉnh cao về tạng y – 80 bức Tha ka quý báu của sách Tạng y Tứ bộ y điển – Dùng hơn 1000 hình ảnh bản gốc để minh họa nội dung
Trước tác kinh điển của Tây Tang – Tứ bộ y điển (Y lý và Dưỡng sinh). Cuốn sách tổng quan những vấn đề chính sau:
- Quá trình mang thai và dưỡng dục của con người
-
Nắm vững những loại hình thể chất để có phương pháp điều trị hiệu quả
-
Hoa hồng Tây Tạng là bảo dược trị bách bệnh
-
Lưu truyền 2400 năm, tiếp xúc với nền y học Hán, Ấn, tạo ra một nền y học Tây Tạng thù thắng
-
Vén bức màn bí mật Y dược Tây Tạng nơi xứ tuyết, phát huy mặt giá trị trong việc cứu độ nhân sinh
-
Được coi là “hoàng đế nội kinh” của dân tộc Tạng, là cuốn sách bách khoa lâm sàng
-
80 bức thang ka chân quý trong “Tứ bộ y điển”, là những tác phẩm độc nhất vô nhị kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và y lý.
Tạng y là một phần quan trọng trong y dược truyền thống của Trung Quốc, là kiến thức y học được phát triển và sáng tạo của các dân tộc Tạng, chủ yếu lưu hành tại những khu vực đồng bào Tạng tập trung cư trú như: Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Tú; ngoài ra Tạng y cũng khá thịnh hành tại các nước Nam Á, như: Ấn Độ, Nê
Tạng y bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, có đặc sắc môi trường và thiên nhiên hết sức nổi bật. Cao nguyên Thanh Tạng là xứ lạnh, giao thông bất tiện, cho nên lâu nay Tạng y vẫn giữ được nét vốn có. Thí dụ các loại thực vật trên cao nguyên Thanh Tạng tương đối hiếm, cho nên đa số Tạng dược được chế biến từ động thực vật chống rét sinh sống trong môi trường thiếu oxy trên núi cao.
Tại Tây Tạng, do tư tưởng Phật giáo đã thâm nhập vào các mặt của xã hội, trở thành sức mạnh tinh thần to lớn có vị thế chi phối, chính vì thế Tạng y đã mang trong mình màu sắc Phật giáo ngày từ thời kỳ đầ
Sách này tổng hợp tinh hoa của bộ thứ 3 và thứ 4 của Tứ bộ y điển, phong phú và thực dụng. Nó có thể đọc riêng, có thể kết hợp đọc cùng Đồ giải tứ bộ y điển – phần y lý và dưỡng si
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.