Mô tả
Ứng Dụng Thạch Học Nghiên Cứu Hiện Vật Đá
Đá (Stone) là một tập hợp tự nhiên của những thực thể khoáng vật -thủy tinh hay hữu cơ ở các trạng thái khí lỏng, sệt hay rắn. Đá là thựcthể “đa thành phần” khoáng vật hạt có cấu trúc, tính chất vật lý và điềukiện địa chất thành tạo xác định; là tập hợp “đa tinh thể” với các mứcđộ gắn kết từ yếu (trong cát – các hạt tự do xếp kề nhau ngẫu nhiên) vàtrung bình (trong cát kết – các hạt được cement gắn kết; trong đá nguồnnúi lửa – “đá ẩn tinh”, vi tinh và hiển tinh chìm trong nền vật chất thủytinh) đến mạnh (trong đá kết tinh – đá vôi kết tinh, quartzit, đá biếnchất; trong đá nguồn hình thành sâu).
Đá là tập hợp các thực thể tự nhiên cấu thành nên vỏ trái đất hiện tại, có thể quan sát được từ các vết lộ lớn đến tỉ lệ mẫu nhỏ bằng mắt thường và bằng kính phóng đại (kính lúp, hiển vi), từ các loại đá thủy tinh (đá vỏ chai), đá kết tinh hoàn toàn (granit) và các loại mà thành phần là khoáng vật hoặc hoàn toàn là các chất hữu cơ (than, bitum) đến những tinh thể khổng lồ dài hàng mét. Theo quan niệm địa chất chung, đá được coi như “vật liệu muôn mặt”, với sáu nhóm theo độ cứng: rất mềm, mềm, nửa chắc, chắc, cứng và rất cứng; phân biệt với đá cẩm thạch (loại đá vôi có khả năng mài nhẵn khá đẹp) và đá granit (các loại granit, granitoit và các loại có kiến trúc nổi hạt) (Hiệp hội Đá xây dựng Pháp). Năm 1822, nhà địa chất người Đức Friedrich Mosh đã sử dụng 10 loại khoáng chất để định ra độ cứng chuẩn: từ đá phiến talc (1o), thạch cao (2o), calcit (3o), florit (4o), apatit (5o), feldspar (6o), thạch anh (7o), topaz (8o), corundum (9o) và kim cương (10o), mỗi loại khoáng chất có thể bị mài xước bởi khoáng chất đứng sau nó, nhưng bản thân nó có thể làm xước khoáng chất đứng trước nó (H.XIII – Steve Parker).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.