Mô tả
Động Đình Hồ Ngoại Sử – Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
Động Đình Hồ Ngoại Sử là cuốn nối tiếp cuốn Anh-hùng Lĩnh Nam có hai khuynh hướng. Một khuynh hướng chủ chiến, muốn khởi nghĩa quét giặc Hán khỏi đất nước gồm hai bà Trưng và ông Đặng Thi Sách. Một khuynh hương muốn hòa giải, hợp tác với Hán, gồm Trần Tự Sơn, Đào Kỳ, Hoàng Thiều Hoa, giúp Hán đánh Thục, rồi xin được trả độc lập. Khuynh hướng chủ hòa thắng thế. Anh-hùng Lĩnh Nam kéo quân giúp Hán diệt Thục. Thục sắp bị diệt thì Hán trở mặt bắt giam thủ lĩnh người Việt. Anh-hùng Lĩnh Nam bèn hợp tác với Thục, đánh chiếm Trung-quốc, chia ba thiên hạ thành thế chân vạc Hán, Thục, Lĩnh Nam. Lãnh thổ Lĩnh Nam Bắc tới hồ Động-đình. Giai đoạn này gồm 3 quyển, 30 hồi từ hồi 41 tới hồi 70, mang tên Động Đình Hồ Ngoại Sử.
Động Đình Hồ Ngoại Sử còn đề cập tới Nghệ thuật làm chả cá, nghệ thuật làm thuốc Lào.
***
Bộ Tiểu thuyết Kiếm hiệp Lịch sử của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ được viết theo thứ tự như bên dưới để bạn đọc dễ theo dõi.
Các bộ lịch sử tiểu thuyết của Yên-tử cư sĩ được chia ra làm các thời đại:
1. Thời đại Lĩnh Nam (39-43 sau Tây-lịch)
Anh Hùng Lĩnh Nam
Động Đình Hồ Ngoại Sử
Cẩm Khê Di Hận
2.Thời đại Tiêu Sơn (1010-1225)
Anh hùng Tiêu Sơn
Thuận Thiên Di Sử
Anh Hùng Bắc Cương
Anh Linh Thần Võ Tộc Việt
Nam Quốc Sơn Hà
3. Thời đại Đông A.
Dựng Cờ Bình Mông
Gươm Thiêng Hàm Tử
***
Nghiêm Sơn cho các đạo binh lên đường được ba ngày thì có ngựa lưu tinh báo rằng Triệu Anh-Vũ đã cho binh vượt Thiên-sơn. Đào Kỳ và toàn quân chiếm được Độ-khẩu. Tại bản doanh còn Nam-hải nữ hiệp, Phương-Dung, Lê Ngọc-Trinh, Lương Hồng-Châu với đạo binh Nam-hải. Vương nói với Nam-hải nữ hiệp:
– Tôi với Phương-Dung phải lên đường đi Kinh-châu. Đạo Kinh-châu do Đại-tư-mã Đặng Vũ thống lĩnh. Đặng là một đại-tướng giỏi nhất của Hán, ngặt vì phó tướng của Đặng là Mã Viện không ai chịu ai, vì vậy hơn năm qua, không thắng được Thục. Nếu tôi có mặt, thì hai người mới không dám kình chống nhau.
Phương-Dung hỏi:
– Mã Viện là ngưới thế nào?
– Mã Viện được phong chức Phục-ba tướng quân. Hồi phụ thân ta làm tướng cho Trường-sa vương. Viện là một huyện-úy. Sau cô Viện trở thành Vương-phi Trường-sa vương, y được cất nhắc lên chức Đô-úy, rồi Thái-thú. Hồi ta cùng Kiến-Vũ thiên-tử khởi binh, y đem toàn quân theo. Kiến-Vũ thiên-tử cảm động là người trung lương, chỗ con cô con cậu, nên cho y giữ đại quân. Lúc ta với Đặng Vũ đánh chiếm Kinh-châu, có bàn với Thiên-tử rằng: “Đất Kinh-châu địa thế phân chia Nam, Bắc Trung-nguyên bằng sông Trường-giang. Phía Bắc là hàng rào bảo vệ Lạc-dương, phía Nam tiếp giáp Lĩnh-nam, nơi các Thái-thú bất phục. Phía Đông giáp Mân-Việt, lòng người nan trắc. Phía Tây giáp Thục, Công-tôn Thuật hùng cứ, bất cứ lúc nào cũng gặp nguy hiểm, cần có người văn võ kiêm toàn, trung lương trấn thủ. Ta đề cử Mã Viện trấn giữ chín quận Kinh-châu, còn em y là Mã Anh làmThái-thú Trường-sa. Trong khi ta đánh vùng Giang-đông, chiếm Mân-việt, rồi kinh lược Lĩnh-nam”
…
Mời các bạn đón đọc Động Đình Hồ Ngoại Sử của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.