Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu …” – Hàn Phi.
“Đối với văn hoá thế giới, Hàn Phi Tử là một tác phẩm hết sức độc đáo. Về mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa và một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng, nó xác lập trường phái Pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp). Về văn học, nó là một công trình cực kỳ hấp dẫn. Trên cơ sở một cách trình bày khách quan, ta thấy toàn bộ xã hội cổ Trung Quốc sống lại với mọi mối quan hệ, vô số sự kiện. Và lạ hơn nữa, đọc cái công trình viết cách đây 2300 năm này ai cũng giật mình về tính thời sự của nó”
Ta bắt buộc phải thừa nhận Hàn Phi thực sự là một thiên tài toàn diện. Một đầu óc lỗi lạc nhất của Trung Hoa và của loài người, con người Trung Quốc đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho người dân thường trong khuôn khổ của thời đại quân chủ.
Học giả Nguyễn Hiến Lê đã đánh giá tác phẩm “Hàn Phi Tử” của Hàn Phi còn cao hơn cả “Quân vương” của Nicolò Machiavelli cả về tư tưởng lẫn bút pháp. Hai cuốn sách của hai bậc thầy tư tưởng vĩ đại, một của phương Đông và một của phương Tây, tuy nội dung khác nhau, nhưng đều để lại cho hậu thế những bài học về “phép làm vua” và “thuật trị nước” mang giá trị đương đại sâu sắc.
Sách của Hàn Phi là một học thuyết đồ sộ để xây dựng một nhà nước: giàu mạnh, ổn định, người dân sống trong nhà nước ấy ấm no hạnh phúc.
Tư tưởng của Hàn Phi hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị, pháp luật, triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục,… trong đó, then chốt chính là tư tưởng chính trị. Ông để tâm suy nghĩ làm sao cho vị vua trong điều kiện xã hội đương thời có thể vận dụng vô số các phương pháp khác nhau để đạt được cục diện chính trị ổn định, để cho nước giàu quân mạnh. Có thể nói “Hàn Phi Tử” là một bộ sách chính trị học vĩ đại và học thuyết chính trị của ông được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương” (đế vương chi học).
Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.
Hàn Phi là một trí thức uyên bác và dũng cảm. Ông nhìn đời và lý luận về cuộc đời hết sức tàn nhẫn nhưng đằng sau đấy là tình yêu thương của một quý tộc với dân đen. Vậy nên tác phẩm của ông hướng tới một nhà nước mà dân đen có thể sống no đủ và yên ổn.
GS Phan Ngọc trong lời tựa của tác phẩm Hàn Phi Tử đã nhận xét Hàn Phi là con người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, lập luận rất chặt chẽ và sắc sảo, sử dụng rất nhiều dẫn chứng trong đó các dẫn chứng là chuyện đương thời chứ không phải chuyện xa xôi, nên sức thuyết phục rất mạnh. Hàn Phi cũng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Đạo Đức kinh của Lão Tử để minh họa cho tư tưởng Pháp gia, giúp một tư tưởng khô khan trở nên sinh động, có sức sống. Lý luận của Hàn Phi tàn nhẫn, vì ông chứng kiến đầy đủ sự thối nát, lừa dối, gian xảo trong triều đình đương thời, và ông thẳng tay vạch trần toàn bộ những thối nát đó, không bị mê hoặc bởi sự hào nhoáng bên ngoài. Vì vậy, các tác phẩm của Hàn Phi là bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Bản thân con người Hàn Phi đã chọn cách sống ngay thẳng, chấp nhận kết cục thảm thương chứ không luồn cúi hùa theo bọn nịnh thần gian tà. Hàn Phi Tử được viết theo tinh thần dũng cảm ấy, nên nó không khô khan mà rất xúc động, cuốn hút những độc giả có can đảm để nhìn thẳng vào sự thật.
Tuy nhiên, thuyết của Hàn Phi có ba cái sai cơ bản. Thứ nhất, không thể dùng Pháp trị dựa trên quyền lợi một ông vua chuyên chế, vì nhà vua không chóng thì chầy cũng bị tha hóa. Thứ hai, do hạn chế của chế độ quân chủ, Hàn Phi không thể tìm ra phương án để nhà vua tránh được tất cả những tai họa mà ông dự báo. Và thứ ba, quan điểm của Hàn Phi rằng con người chỉ sống vì lợi là sai lầm, vì con người có thể hy sinh quyền lợi bản thân để phục vụ lý tưởng cao đẹp – chính Hàn Phi là một ví dụ đó.
Đọc Hàn Phi Tử để biết thêm về bí quyết quản lý của người lãnh đạo cũng như là quan điểm về cách xử thế với cộng đồng.
Mục Lục :
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển I
Thiên I :Lần đầu yết kiến vua Tần (Sơ kiến Tần)
Thiên II : Bảo tồn nước Hàn (Tồn Hàn)
Thiên III : Ngại nói (Nan ngôn)
Thiên IV : Bầy tôi yêu (ái thần)
Thiên V : Đạo làm chủ (Chủ đạo)
QUYỂN II
Thiên VI : Có phép tắc (Hữu độ)
Thiên VII : Hai cái cán (Nhị bính)
Thiên VIII : Nêu cao uy quyền (Dương quyền)
Thiên IX : Tám đường gian dối (Bát gian)
QUYỂN III
Thiên X : Mười điều quấy (Thập quá)
QUYỂN IV
Thiên XI : Nỗi phẫn uất của con người cô độc (Cô phẫn)
Thiên XII : Cái khó trong việc du thuyết (Thuyết nan)
Thiên XIII : Nỗi phẫn uất của con người cô độc (Cô phẫn)
Thiên XIV : Bọn bầy tôi gian dối, ức hiếp và giết vua (Gian kiếp thí thần)
QUYỂN V
Thiên XV : Những điểm nước mất (Vong trưng)
Thiên XVI : Ba điều phải giữ (Tam thủ)
Thiên XVII : Đề phòng bên trong (Bị nội)
Thiên XVIII : Ngoảnh mặt về hướng nam (Nam diện)
Thiên XIX : Tô vẽ sự gian tà (Sức tà)
QUYỂN VI
Thiên XX : Giải thích Lão Tử (Giải Lão)
QUYỂN VII
Thiên XXI : Minh hoạ Lão Tử (Dụ Lão)
Thiên XXI : Rừng chuyện, phần trên (Thuyết lâm, thượng)
QUYỂN VIII
Thiên XXIII : Rừng chuyện, phần dưới (Thuyết lâm, hạ)
Thiên XXIV : Quan sát hành động (Quan hành)
Thiên XXV : Cái yên và cái nguy (An nguy)
Thiên XXVI : Đạo giữ nước (Thủ đạo)
Thiên XXVII : Dùng người (Dụng nhân)
Thiên XXVIII : Công danh (Công danh)
Thiên XXIX : Những điều căn bản của việc cai trị (Đại thể)
QUYỂN IX
Thiên XXX : Sưu tập những chuyện bên trong, phần trên – Bảy thuật (Nội trữ thượng. Thất thuật)
QUYỂN X
Thiên XXXI : Sưu tập những truyện bên trong. Phần dưới – (Nội trữ thuyết, hạ)
QUYỂN XI
Thiên XXXII : Sưu tập những chuyện bên ngoài. Phần trên, đoạn trên – (Ngoại trữ thuyết, tả thượng)
QUYỂN XII
Thiên XXXIII : Sưu tập những chuyện bên ngoài – Phần trên, đoạn dưới (Ngoại trữ thuyết, tả hạ)
QUYỂN XIII
Thiên XXXIV : Sưu tập những chuyện bên ngoài – Phần dưới, đoạn trên – (Ngoại trữ thuyết, hữu
QUYỂN XIV
Thiên XXXV : Sưu tập những chuyện bên ngoài – Phần sau, đoạn dưới (Ngoại trữ thuyết, hữu hạ)
QUYỂN XV
Thiên XXXVI : Chất vấn phần thứ nhất (Nạn nhất)
Thiên XXXVII : Chất vấn phần thứ hai (Nạn nhị)
QUYỂN XVI
Thiên XXXVIII : Chất vấn, phần thứ ba (Nạn tam)
Thiên XXXIX : Chất vấn, phần thứ tư (Nạn tứ)
QUYỂN XVII
Thiên XL : Chất vấn về cái thế (Nạn thế)
Thiên XLI : Hỏi về sự nguỵ biện (Vấn biện)
Thiên XLII : Hỏi họ Điền (Vấn Điền)
Thiên XLIII : Xác định phép tắc (Định pháp)
Thiên XLIV : Nói về sự nghi ngờ (Thuyết nghi)
Thiên XLV : Sử dụng sai (Nguỵ sử)
QUYỂN XVIII
Thiên XLVI : Sáu điều trái ngược (lục phản)
Thiên XLVII : Tám thuyết sai lầm (Bát thuyết)
Thiên XLVIII : Tám nguyên lý (Bát kinh)
QUYỂN XIX
Thiên XLIX : Năm bọn sâu mọt (Ngũ đố)
Quyển XX
Thiên L : Những học giả nổi tiếng (Hiển học)
Quyển XX
Thiên LI : Trung hiếu
Thiên LIII : Trau giồi mệnh lệnh (Sức lệnh)
Thiên LIV : Đo lòng người (Tâm đo)
Thiên LV : Chế định hình phạt và phân tội rõ ràng (Chế phân)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.