Mô tả
Sách Tình Dục Học – Kama sutra (2012) Trong Kama Sutra, cuốn sách nổi tiếng về tình dục của người Ấn Độ cổ đại, chuyện chăn gối đã được nâng lên thành một khoa học. Sách có cả hình minh họa rất phong phú. Theo tiếng Phạn, “Kama” là tên của vị thần tình yêu thể xác (tương tự thần Eros hay Cupidon của Hy Lạp) và “Sutra” có nghĩa là “châm ngôn”. Kama Sutra được hiểu là những luận bàn về tình yêu thể xác. Những luận bàn đó có nguồn gốc từ rất lâu đời, nhiều thế kỷ trước công nguyên. Nhưng từ thế kỷ 4 đến 7 (có tài liệu cho là từ thế kỷ 1 đến 5), có một người tên là Vatsyayana đã tập hợp lại thành tuyển tập với nhiều tranh minh hoạ. Vatsyayana muốn truyền bá những thông tin trong Kama Sutra vì tin rằng chúng rất cần thiết trong cuộc sống (lúc đầu sách này chỉ nhằm phục vụ giới quý tộc). Từ thế kỷ 19, những gì còn sót lại của tuyển tập đã được dịch ra các thứ tiếng ở Âu châu. Và đây cũng là một tài liệu có ích nhằm nghiên cứu đời sống Ấn Độ cổ đại. Sách không chỉ viết về những hoan lạc mà con người có thể hưởng nhờ 5 giác quan mà còn viết về sex như những vui thú trí tuệ, tâm hồn. Nó không chỉ bàn luận về tình dục mà về cả lối sống và nghệ thuật sống mà những người có văn hoá cần biết, ví dụ đề cập đến âm nhạc, cách ăn uống và thưởng thức hương thơm…
Ngày nay sự hiện diện của Kamasutra trong nghiên cứu tính dục của giới khoa học đương đại là điều đã rõ. Cho đến nay, 64 tư thế ái ân do kinh này vạch ra vẫn còn là đề tài tham khảo trong các tài liệu tính dục học.
Nếu Kamasutra chú trọng đến tư thế ái ân để mang lại sự thoả mãn toàn diện, thì Tố nữ kinh (và y học cổ đại Trung Quốc nói chung) dựa trên ý niệm âm – dương, ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) và được coi là sách kinh điển về tính dục học suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Tác phẩm này chủ yếu ghi lại những câu hỏi của nhà vua và lời giải đáp của Tố nữ, được người đời sau coi đó là những ý niệm có tính khoa học và vẫn còn có giá trị nhất định trong xã hội đương thời. Yếu tố âm dương thường được nữ cố vấn này vận dụng trong nhiều trường hợp “khúc mắc” của nhà vua. Chẳng hạn như Hoàng Đế than phiền với Tố nữ là ông cảm thấy mình khí suy nhược, khi ái ân không có sự đồng nhịp với bạn đồng hành, khiến cho tâm trạng bất an, lòng không còn vui thú. Người cố vấn này đã giải thích rằng hiện tượng trên xuất phát từ sự thiếu hoà hợp âm dương, tinh lực của người nam như lửa, của nữ như nước, nếu tinh lực của người nữ mạnh hơn nam thì cũng như nước tạt vào lửa, làm cho ngọn lửa tắt ngấm, dẫn đến hậu quả là sự ái ân có hại cho sức khoẻ và không còn thú vị nữa.Về sự hoà hợp âm dương, Tố nữ kinh còn đi xa hơn khi cho rằng trong ân ái, người nam có thể “hấp thu” tinh lực của người nữ bằng cách làm cho họ đạt đến độ cực khoái nhiều lần trong khi mình vẫn bế tinh, không làm mất đi chân khí. Sự hấp thu này tăng cường khí lực cho bộ não, khiến cho họ có thể sống trường thọ. Trong khi đó, ở giới nữ, tình trạng cực khoái một hay nhiều lần trước bạn tình không làm hao tổn chân khí của họ. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho các vua chúa phong kiến có nhiều phi tần cung nữ trẻ đẹp bao quanh.
Sự hấp dẫn và đi sâu vào điểm yếu ở nam giới của Tố nữ kinh đã khiến cho các vua chúa và giới công hầu trong xã hội Trung Quốc coi đó như “gia bảo” thuộc thành phần giai cấp của họ. Mặt khác, theo quan niệm thời đó, những gì đề cập đến trong tác phẩm này là “tà dâm”, làm bại hoại xã hội, cho nên Tố nữ kinh bị ém nhẹm trong chốn cung đình hay giới quý tộc trong suốt hơn 2.000 năm. Nhiều bậc đế vương không hiểu thấu đáo hay hiểu sai những gì được diễn đạt trong Tố nữ kinh, khiến cho nhiều ông đã sớm rời bỏ ngai vàng, về miền cực lạc ở tuổi 20-30. Mãi đến năm 225, dưới thời nhà Hán, sách này mới được phổ biến tương đối rộng rãi trong tam cung lục viện và sau đó đi dần vào cuộc sống đời thường.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.