Mô tả
Muốn biết giá trị của sách Chu Dịch bản-nghĩa của Chu Hy chúng ta cần hiểu rõ quan niệm của Hán nho và Tống nho đối với Kinh dịch như thế nào.
Hán nho luận Dịch phần nhiều chủ về tai dị và thuật số. Đến đời Ngụy, Vương Bật chú Dịch mới truất bỏ những lời bàn về toán số và phát huy phần triết lý trong kinh dịch. Do đó, Dịch học chia làm hai phái: một phái chủ trương Kinh Dịch là sách dùng để bói toán; một phái tin rằng kinh dịch chứa đựng một triết lý rất cao siêu. Đời Đường, Lý Đỉnh-Tộ soạn Kinh dịch theo tạp giải, thái tuyển các thuyết của trên 30 nhà chú Dịch, làm cho sáng tỏ phép học dịch của Hán nho. Đời Tống Trình Di soạn Dịch truyện, kinh văn dùng bản của Vương Bật, đại chỉ truất số sùng lý; Chu Hy kế theo soạn Chu Dịch bản nghĩa, chiết trung thuyết của Trình Di, thân minh nghĩa của Thoát truyện.
Thế là Tống nho Chu Hy đã thiên trọng phần lý, xem nhẹ phần số.
Trong Kinh Dịch, phần số là vận vũ trụ luận, nếu đem áp dụng vào nhân sự thì thành ra việc bói toán; phần lý chú trọng nhiều về nhân sinh quan, đó mới là quan niệm cơ bản của Kinh Dịch có một tầm quan trọng rất rộng lớn.
Sách Chu Dịch bản nghĩa của Chu Hy trình bày thật đầy đủ phần nhân sinh quan của Kinh Dịch.
Một tác phẩm có giá trị như thế, lại được cụ Nguyễn Duy Tinh, một vị túc nho đã nghiên cứu Kinh Dịch trên 30 năm, một nhà nho học tinh thông Dịch lý phiên dịch sát Chu Dịch bản nghĩa của Chu Hy ra Việt Ngữ, thì lợi ích cho học giới biết bao nhiêu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.