Mahabharata Sử Thi Ấn Độ – Cao Huy Đỉnh, Phạm Thúy Ba

(1 đánh giá của khách hàng)

299,000

Mahabharata Sử Thi Ấn Độ

  • Dịch giả : Cao Huy Đỉnh, Phạm Thúy Ba
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 495
  • Nhà xuất bản : Khoa Học Xã Hội Hà Nội
  • Năm xuất bản : 1979
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông

Mô tả

Mahabharata Sử Thi Ấn Độ

LỜI NÓI ĐẦU

Ấn Độ là một nước có một diện tích rộng lớn. Và cũng như các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ có một nền văn hóa lâu đời và rực rỡ vào bậc nhất thế giới.

Nói tới tư tưởng và văn học Ấn Độ, chúng ta nghĩ ngay tới những công trình kiến trúc tuyệt vời, chúng ta nghĩ tới kinh Vêda, kinh Upanishads, kinh Phật, đặc biệt là kinh Phật – những tác phẩm lớn lao trong lâu đài văn hóa của nhân loại. Nhưng, bên cạnh đó, chúng ta không quên rằng, từ những niên kỷ xa xưa, Ấn Độ đã để lại cho người sau một văn học cổ vô giá, mà nổi bật nhất là hai tập sử thi Ramayana và Mahabharata. Riêng tập Mahabharata lớn lao đến nỗi mà người Ấn Độ quan niệm nó đã được thần linh ban cho. Cũng theo truyền thuyết, tác phẩm vừa ra đời thì đã được dùng ngay làm sách dạy học cho các bậc vua chúa, đạo sĩ, thần linh, Trời…Và cứ nhưthế qua hàng ngàn năm, tác phẩn vẫn dồi dào sức sống, hùng vĩ như núi Hy-mã-lạp-sơn, cuồn cuộn như nước sông Hằng và rực thẳm như bông hoa Patala nơi rừng già Ấn Độ. Nó cũng đã thu hút sự chú ý, say mê, thán phục của tân thế giới, từ các nhà Đông phương học, đến các nhà văn, nhà tư tưởng. Bởi một lẽ cũng đơn giản: qua tập sử thi, người Ấn Độ thời xưa đã boăn khoăn đi tìm một lẽ sống àm họ cho là tốt đẹp nhất trong một thời buổi nhiễu nhưng đầy những xung đột; họ cũng đã rung động với những tình cảm, những ước mơ nhân văn chũ nghĩa, nhất, ước mơ hòa bình, ước mơ một phong cách sống hào hùng, ước mơ những quan hệ tốt giữa người và người v.v…

Giới thiệu tác phẩm Mahbharata với bạn đọc, trước hết chúng tôi hy vọng để bạn đọc tiếp xúc thêm nữa với nền văn học Ấn Độ và qua đó, phần nào hiểu được sinh hoạt xưa của một dân tộc. Vì, có thể nói, tập sử thi này quả là một đại dương mênh mông, nó bao quát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng nhiều vấn đề triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học…Và như người xưa nhận định, “ cái gì không thấy có ở trong đó thì sẽ không có ở bất cứ đâu”. Riêng đối với những nhà nghiên cứu không những nền văn minh Ấn Độ, mà cả nền văn học Việt Nam, đặc biệt văn học dân gian, chúng tôi nghĩ rằng tác phẩm này sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích.

Chúng tôi xin có vài lời về công việc của nhóm những người dịch, chúng tôi muốn nói về anh Cao Huy Đính. Từ lúc kết thúc công cuộc nghiên cứu ở Ấn Độ về, anh Cao Huy Đính luôn luôn ấp ủ ý muốn giới thiệu lần lần và có hệ thống nền văn học và triết học của nước đó. Chung ta đã được đọc một số tác phẩm hoặc bản dịch của anh như: Thần thoại Ấn Độ, Sơkuntơla, Tagore, v.v…Anh còn định, nếu có hoàn cảnh thuận lợi, sẽ cho ra mắt bạn đọc những truyện cổ dân gian như Bảy mươi đêm đối đáp, Hai mươi đêm đối đáp (trích trong tập truyện cổ Ấn Độ Khuấy biển thời gian. Chúng tôi đã cùng cộng tác với anh Cao Huy Đính bắt đầu dịch tập Mahabharata từ những năm 1972-1973, nhưng công việc còn dở dang thì anh mất. Chúng tôi vẫn tiến hành công việc theo đúng kế hoạch đã bàn với anh lúc anh còn sống, nhưng không có sự góp sức của anh nên chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tra cứu bản gốc mà anh Cao Huy Đính chưa tìm được.

Vì không có nguyên bản, chúng tôi đã dịch theo bản tiếng Anh của C. Rajagopalachari (biên soạn lại), nó chưa hoàn toàn đầy đủ. Trong khi chờ đợi một bản dịch hoàn chỉnh hơn, chúng tôi hy vọng các bạn đọc sẽ được vừa lòng một phần nào.

PHẠM THÚY BA

MỤC LỤC

Sử thi Mahabharata:

I. Đôi nét về Ấn Độ cổ đại

II. Về tập sử thi Mahabharata

MAHABHARATA

Chương 1. Đêvavrata

– 2. Lời nguyền của Bhisma

– 3. Amba và Bhisma

– 4. Đêvayani và Kacna

– 5. Đevayani lấy chồng

– 6. Yayati

– 7. Vidura

– 8. Kunti thần nữ

– 9. Vua Pandu mất

– 10. Bhima

– 11. Kacna

– 12. Đrôna

– 13. Lâu đài bằng sáp

– 14. Anh em Pandava thoát nạn

– 15. Giết yêu tinh Bakagura

– 16. Đrôpadi cầu hôn

– 17. Indraprasha

– 18. Chim xaranga

– 19. Giaraxanda

– 20. Giết Giaraxanda

– 21. Ngôi thứ danh dự số một

– 22. Xakuni xen vào cuộc

– 23. Lời mời

– 24. Đặt cược

– 25. Nỗi thống khổ của Đrôpadi

– 26. Nỗi lo lắng của Đơritaratra

– 27. Lời thề của Krixua

– 28. Kiếm thần Paxupata

– 29. Nỗi phiền muộn không phải là chuyện mới mẻ

– 30. Agaxtya

– 31. Resơyaringa

– 32. Sám hối không kết quả

– 33. Cái chết của Yavakrida

– 34. Chỉ học thôi không đủ

– 35. Astavakra

– 36. Bhima và Hanuman

– 37. Tôi không phải là con cò

– 38. Kẻ xấu bụng không bao giờ thỏa mãn

– 39. Đuryôdana bị nhục

– 40. Krixna đói bụng

– 41. Cái đầm có ma

– 42. Làm công việc tôi tớ

– 43. Đạo đức được biện hộ

– 44. Bảo vệ Matxya

– 45. Hoàng tử Utara

– 46. Giữ trọn lời thề

– 47. Ảo tưởng của Virata

– 48. Khai mạc hội đồng

– 49. Người đánh xe của Acgiuna

– 50. Xalya chống lại các cháu

– 51. Vritra

– 52. Nahusa

– 53. Sứ mạng của Xangiaya

– 54. Không một tấc đất cắm dùi

– 55. Sứ mạng của Krixna

– 56. Tình nghĩa với bổn phận

– 57. Tổng thống lĩnh quân Pandava

– 58. Tổng thống lĩnh quân đội Kôrava

– 59. Balarama

– 60. Rukmini

– 61. Bất hợp tác

– 62. Krixna giáo huấn

– 63. Yuhitira tìm lời ban phúc

– 64. Ngày giao chiến đầu tiên

– 65. Ngày thứ hai

– 66. Ngày giao tranh thứ ba

– 67. Ngày thứ tư

– 68. Ngày thứ năm

– 69. Ngày thứ sáu

– 70. Ngày thứ bảy

– 71. Ngày thứ tám

– 72. Ngày thứ chí

– 73. Bhisma qua đời

– 74. Kacna và người ông

– 75. Đrôna thống lĩnh quân đội

– 76. Mưu toan bắt sống Yuhitira

– 77. Ngày thứ mười hai

– 78. Bhagadata can trường

– 79. Aphimaniu

– 80. Cái chết của Aphimaniu

– 81. Nỗi đau khổ của bác

– 82. Vua xứ Xinhu

– 83. Áo giáp mượn

1 đánh giá cho Mahabharata Sử Thi Ấn Độ – Cao Huy Đỉnh, Phạm Thúy Ba

  1. Giấu tên (xác minh chủ tài khoản)

    (0) (0)

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.