Mô tả
Nghiệp Và Phương Pháp Tẩy Nghiệp
Nghiệp là khái niệm rất căn bản trong triết lý Phật pháp. Thậm chí nhiều người không phải là Phật tử trong chừng mực nào đó cũng thấm nhuần tư tưởng này. Nghiệp là quy luật tự nhiên chi phối toàn bộ tiến trình đời sống và cái chết trong vòng quay luân hồi bất tận. Trong vòng quay đó, cả sự sống lẫn cái chết đều không ngừng bị Nghiệp dẫn dắt. Do Nghiệp mà người ta có một cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, cái chết có thể đến sớm hay muộn, là một trải nghiệm dữ dội hay bình an. Có thể nói nghiệp chi phối toàn bộ đời sống luân hồi. Một bậc Thầy tôn quý đã nói về nghiệp như sau: “Vô số tái sinh còn ở phía trước, cả tốt và xấu. Quả của nghiệp là không tránh khỏi, và trong những cuộc đời trước chúng ta đã tích luỹ nghiệp xấu thì không tránh khỏi sẽ dẫn đến quả của nghiệp xấu đó trong đời này hoặc những đời tương lai. Như có người đã được cảnh sát chứng kiến trong một lần phạm tội cuối cùng sẽ bị bắt và bị trừng phạt, do đó chúng ta cũng phải đối mặt với hệ quả của những hành động sai trái chúng ta đã làm trong quá khứ”.
Quy luật nghiệp cũng được gọi là quy luật nhân quả vì nghiệp có nghĩa là gieo nhân gì gặt quả đó, nhưng khi sử dụng từ “quy luật”, chúng ta nên hiểu là quy luật của tự nhiên giống như là quy luật lực hút của trái đất chứ không phải là luật do ai đặt ra.
Cách giải thích ngắn gọn nhất về Nghiệp là: “Bạn sẽ nhận được những gì bạn cho đi”. Trở ngại lớn nhất của chúng ta trong việc hiểu hay tin vào nghiệp có lẽ là vấn đề thời gian. Các hành động làm trong đời này có thể tạo ra quả trong ngay đời này, nhưng cũng có thể trong đời sau. Vì vậy có người thắc mắc “Tại sao người kia làm toàn điều xấu mà vẫn giàu có, khỏe mạnh?”
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.