Mô tả
Thái Thượng Thanh Tịnh Kinh
Lão Quân viết :
“ Đại Đạo vô hình . sanh dục thiên địa . Đại Đạo vô tình . vận hành nhật nguyệt . Đại Đạo vô danh . trưởng dưỡng vạn vật . Ngô bất tri kỳ danh . cưỡng danh viết ĐẠO .
Phù đạo giả , hữu thanh hữu trọc . hữu động hữu tịnh . Thiên thanh địa trọc . Thiên động địa tịnh . Nam thanh nữ trọc . Nam động nữ tịnh . Giáng bản lưu mạt . Nhi sanh vạn vật . Thanh giả trọc chi nguyên . Động giả tịnh chi cơ . Nhân năng thường thanh tịnh . Thiên địa tất giai qui . Phù nhân thần hiếu thanh . Nhi tâm nhiễu chi . Nhân tâm hiếu tịnh . Nhi dục khiên chi . Thường năng khiển kỳ dục . Nhi tâm tự tịnh . Trừng kỳ tâm . Nhi thần tự thanh tự nhiên . Lục dục bất sanh . Tam độc tiêu diệt . Sở dĩ bất năng giả vi tâm vị trừng . Dục vị khiển dã . Năng khiển chi giả . Nội quán ư tâm . Tâm vô kỳ tâm . Ngoại quán ư hình . Hình vô kỳ hình . Viễn quán ư vật . Vật vô kỳ vật . Tam giả kí ngộ . Duy kiến ư không . Quán không dĩ không . Không vô sở không . Sở không ký vô . Vô vô diệc vô . Vô vô ký vô . Trạm nhiên thường tịch . Tịch vô sở tịch . Dục khởi năng sanh . Dục ký bất sanh . Tức thị chân tịnh . Chân tịnh ứng vật . Chân thường đắc tính . Thường ứng thường tịnh . Thường thanh tịnh hĩ . Như thử thanh tịnh tiệm nhập chân đạo . Kí nhập chân đạo . Danh vi đắc đạo . Tuy danh đắc đạo . Thực vô sở đắc . Vị hoá chúng sanh . Danh vi đắc đạo . Năng ngộ chi giả . Khả truyền thánh đạo .
Lão Quân viết :
“ Thượng sĩ vô tranh . Hạ sĩ hiếu tranh . Thượng đức bất đức . Hạ đức chấp đức . Chấp trước chi giả . Bất danh đạo đức . Chúng sanh sở dĩ bất đắc chân đạo giả . Vị hữu vọng tâm . Kí hữu vọng tâm . Tức kinh kỳ thần . Kí kinh kỳ thần . Tức trước vạn vật . Kí trước vạn vật . Tức sanh tham cầu . Kí sanh tham cầu . Tức thị phiền não . Phiền não vọng tưởng ưu khổ thân tâm . Tiện tao trọc nhục lưu lãng sanh tử . Thường trầm khổ hải vĩnh thất chân đạo . Chân thường chi đạo ngộ giả tự đắc . Đắc ngộ đạo giả . Thường thanh tịnh hĩ .”
Tiên Nhân Cát Ông viết :
“Ngô đắc chân đạo , tằng tụng thử kinh vạn biến . Thử kinh thị thiên nhân sở tập , bất truyền hạ sĩ . Ngô tích thụ chi ư Đông Hoa Đế Quân , Đông Hoa Đế Quân thụ chi ư Kim Khuyết Đế Quân , Kim Khuyết Đế Quân thụ chi ư Tây Vương Mẫu . Tây vương nhất tuyến nãi khẩu khẩu tương truyền , bất kí văn tự . Ngô kim ư thế , thư nhi lục chi . Thượng sĩ ngộ chi , thăng vi thiên tiên ;trung sĩ tu chi , nam cung liệt quan ;hạ sĩ đắc chi , tại thế trường niên . Du hành tam giới , thăng nhập kim môn .
Tả Huyền Chân Nhân viết :
“ Học đạo chi sĩ , trì tụng thử kinh giả , tức đắc thập thiên thiện thần , ủng hộ kỳ thân . Nhiên hậu ngọc phù bảo thần , kim dịch luyện hình . Hình thần câu diệu , dữ đạo hợp chân .”
Chánh Nhất Chân Nhân viết :
“ Nhân gia hữu thử kinh , ngộ giải chi giả , tai chướng bất can , chúng thánh hộ môn . Thần thăng thượng giới , triều bái cao chân . Công mãn đức tựu , tương cảm đế quân . Tụng trì bất thối , thân đằng tử vân .”
Nghĩa:
Đại đạo vô hình, sanh dục thiên địa; đại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt; đại đạo vô danh, trường dưỡng vạn vật; ta chẳng biết gọi là gì, chỉ tạm gọi là đạo. Phàm Đạo ấy : có thanh có trọc, có động có tĩnh; thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh; nam thanh nữ trọc, nam động nữ tĩnh; giáng gốc giữ ngọn, mà sanh vạn vật. Thanh là nguồn của trọc, động là cơ của tĩnh; người thường hay thanh tĩnh, thì Đạo trời đất đều gồm đủ nơi thân.
Phàm thần của người ưa thanh, mà tâm thường bị quấy rối; tâm của người ưa tĩnh, mà bị dục kéo lôi. Thường chế ngự được dục, thì tâm tự tĩnh; lắng được tâm, thì thần tự thanh; tự nhiên lục dục chẳng sanh, tam độc tiêu diệt. Chưa được như thế, vì tâm chưa lắng, dục chưa chế ngự vậy. Phải thường chế ngự : trong xem xét tâm, tâm không thật có gì để gọi là tâm; ngoài xem xét thân, thân không thật có gì để gọi là thân; ngoài xem xét vật, vật không thật có gì để gọi là vật; Cả 3 đều không, mà còn cái thấy cả 3 đều không. Cái thấy là không cũng không, không không chỗ không; chỗ không đã không, không không cũng không; không không đã không, trạm nhiên thường tịch. Tịch không chỗ tịch, chẳng sinh khởi dục; dục đã chẳng sanh, tức là chân tĩnh. Chân thường ứng vật, chân thường được tính; thường ứng thường tĩnh, thường thanh tĩnh vậy. Thanh tĩnh như thế, dần dần nhập chân đạo; đã nhập chân đạo, gọi là đắc đạo; tuy gọi đắc đạo, thật không chỗ được; vì dạy chúng sanh, tạm gọi đắc đạo; ngộ được như vậy thì có thể truyền thánh đạo .
Thượng sĩ chẳng tranh, hạ sĩ hay tranh. Bậc thượng đức không để ý đến kẻ khác coi mình là có đức hay chê mình là không có đức, còn bậc hạ đức chấp đức, do vì bám chấp, nên đạo đức chẳng trong sáng. Chúng sanh sở dĩ chẳng được chân đạo bởi vì có vọng tâm, đã có vọng tâm, thì kinh động đến thần, đã kinh động đến thần, tức là bám chấp vạn vật, đã chấp vạn vật, thì sanh tham cầu, đã sanh tham cầu, chính là phiền não, phiền não vọng tưởng làm ưu khổ thân tâm, tạo ra vinh nhục đổi dời, nổi trôi sanh tử, đắm chìm bể khổ, mất hết chân đạo. Đạo chân thường này, ngộ mà tự được; ngộ được đạo thì thường thanh tĩnh vậy.
Tiên nhân Cát ông nói : Ta được chân đạo, thường tụng kinh này vạn lần. Kinh này là chỗ thiên nhân góp lại chẳng truyền cho kẻ hạ sĩ. Ta nhận được từ Đông Hoa Đế quân, Đông Hoa Đế Quân nhận từ Kim Khuyết Đế Quân, Kim Khuyết Đế Quân nhận từ Tây Vương Mẫu. Tây Vương chỉ theo một cách là khẩu khẩu tương truyền, chẳng ghi văn tự, ta nay ghi lại thành sách cho đời. Kẻ Thượng sĩ gặp được sẽ biết đường để thăng lên thiên tiên; trung sĩ tu được có thể đến bậc liệt quan ở nam cung; hạ sĩ học được cũng được sống lâu trên đời. Du hành ba cõi, lên đến kim môn.
Tả Huyền chân nhân nói : người học đạo trì tụng kinh này thì được thiện thần ở 10 cõi trời ủng hộ thân mình, mà về sau được ngọc phù bảo thần, kim dịch luyện hình. Hình thần đều diệu, cùng đạo hợp chân .
Chánh Nhất chân nhân nói : nhà nào có kinh này, ngộ giải được thì tai chướng chẳng ngại, chúng thánh bảo vệ ngoài cửa. Thần thăng thượng giới, chào hỏi cao chân. Công mãn đức tựu, tương cảm đế quân. Đọc giữ chẳng ngừng, mây tím sẽ rước thân này bay lên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.