Mô tả
Bộ Thủy Lục Chư Khoa do dịch giả Quảng Minh thực hiện. Đây có thể nói là bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên của bộ này, giúp độc giả có được một hiểu biết về những hình thái tín ngưỡng Phật giáo của dân tộc ta. Về mặt lịch sử, Thủy Lục Chư Khoa chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ thứ XVII – XVIII, mà một trong những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành, đó là Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647 – 1727). Nó là một kết tinh của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Quốc để phục vụ cho yêu cầu tín ngưỡng của đất nước ta thời bấy giờ.
Sự thật, lễ nhạc của Phật giáo Việt Nam xuất hiện rất sớm trong lịch sử dân tộc. Ngay từ giữa tếh kỷ thứ III sau công nguyên, Khương Tăng Hội đã sáng tác bài Nê Hoàn Bối từ nước ta, rồi đem truyền cho Trung Quốc và trở thành một trong những người sáng lập ra nền lệ nhạc Phật giáo Trung Quốc. Dần dà về sau, nền lễ nhạc Phật giáo Việt Nam vẫn phát triển với những sáng tạo mới.
… Có thể nói hiện tại chúng ta sở hữu hai truyền thống thủy lục khác nhau, được đánh dấu bởi hai bài văn tế tiếng Việt cùa hai nhà thơ lớn của dân tộc. Đó là Thập giới cô hồn văn của Lê Thánh Tông và Chiêu hồn văn, hay còn gọi là Văn tế thập loại chúng sanh của Nguyễn Du.
… khi đọc Thủy Lục Chư Khoa qua bản dịch của dịch giả Quảng Minh, sẽ định vị được những đóng góp của Phật giáo nước ta cho những hình thái tín ngưỡng khác nhau trong Phật giáo.
Chúng tôi vui mừng giới thiệu bản dịch này đến bạn đọc mười phương.
GS Lê Mạnh Thát
Mục lục
Lời tri ân
Lời giới thiệu 1 – GS Lê Mạnh Thát
Lời giới thiệu 2 – Thượng tọa Thích Lệ Trang
Dẫn nhập
Phần I: Dịch nghĩa Thủy Lục Chư Khoa
Tập 1 – Tập 6
Phần II: Dịch âm Thủy Lục Chư Khoa
Tập 1 – Tập 6
Phần III: Hán văn Thủy Lục Chư Khoa
Tập 1 – Tập 6
Sách dẫn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.