Mô tả
Triết Sử Ấn Độ Nhập Môn Triết Ấn Upanisad Vedanta
Hoành Sơn Hoàng Sĩ Quý là linh mục Dòng Tên, là học giả nổi tiếng của những thập niên 70, 80. Năm 1962-1966, ông học tại đại học nổi tiếng Gregoriana (Roma) về Triết và Thần học, trong thời gian này ông tự học tiếng Sancrit với ý hướng nghiên cứu, học hỏi về Triêt học Ấn Độ, nhằm phục vụ nhu cầu đối thoại liên tôn và văn hóa.
1966-1968, vì đã sẵn học tiếng Sancrit, nên chỉ sau 2 năm ông đã có học vị tiến sĩ Triết Ấn tại Đại học Sorbonne, Paris. Ông nhiều lần sang Ấn Độ, trực tiếp học hỏi thêm với các minh sư, đạo sĩ tại Ấn Độ.
Ông xuất bản nhiều sách giá trị về Triết học và Thần học như: Con đường đức Ái (1958), Tiếng gọi Tông đồ (1960), Khói sương muôn dặm (Tập thơ, 1960), Đối thoại tôn giáo (1972), Tín lý tinh yếu (1996), Thần Học thiêng liêng I, II (1995), Hành hương Tây Trúc…
Riêng tập sách Triết sử Ấn Độ này, ông viết từ năm 1970-1974, gồm 2 tập, ông dự kiến xuất bản thêm 3 tập nữa, nhưng phải ngưng vì hoàn cảnh không cho phép. Dẫu sao, hai tập (phần) I và II cũng đủ nói lên cốt lõi và chính yếu của Triết sử Ấn Độ rồi.
Tập (phần) I gồm 2 mục lớn A và B.
Mục A. Nhập môn triết học Ấn Độ gồm 7 chương: nguồn gốc văn minh Ấn Độ, Hữu thể trong nhận thức thông thường, Hữu thể trong siêu thức, Vũ trụ quan Vedanta, Lịch sử quan Ấn Độ, Nhân sinh quan trước thời Upanisad, Sự đóng góp cần thiết của Ấn Độ cho tư tưởng thế giới ngày nay và cho riêng Việt Nam.
Mục B. Upanisad gồm 5 chương: Nhập đề, Brahman, Brahman là Atman, Brahman và vũ trụ, Vấn đề giải thoát.
Tập (phần) II: Vedanta: Trình bày thân thế, sự nghiệp của các vị Sankara, Ramajuna, Madhava, Nimbarka, Vallabha, Caitanya.
Sách dày 447 trang, viết rất trình độ, nghiêm cẩn. Vì đi sâu phân tích Triết Ấn nên nặng về ngôn ngữ học thuật, hàn lâm khá khó đối với người có trình độ phổ thông, chưa quen đọc sách Triết học. Nhưng sách sẽ giúp độc giả có cái nhìn bao quát Triết Ấn và nâng tầm hiểu biết nếu chịu khó đọc và suy ngẫm, tìm tòi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.