Mô tả
Thiện Thư
Trong việc tu luyện của tín đồ Đạo Giáo, điều tối quan trọng là tu dưỡng đạo đức, kế đó mới là sự tu luyện để mong cầu trường sinh, siêu phàm nhập thánh. Trên quan niệm đó, sách khuyến thiện (thiện thư) ra đời, hình thành một cơ sở đạo đức không chỉ dành cho tín đồ Đạo Giáo mà còn cho quảng đại quần chúng trau giồi phẩm hạnh. Trong vô số thiện thư, ba tác phẩm tối cổ và phổ biến nhất là: Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn, và Công Quá Cách.
Cảm Ứng Thiên (cũng thường được gọi là Kinh Cảm Ứng) là một thiện thư tối cổ của Trung Quốc, ảnh hưởng rộng khắp các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Tuy các thiện thư này xiển minh quan điểm đạo đức của Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) nhưng các đạo gia và đạo sĩ vẫn xem đây là kinh điển bản môn và đã sưu tập vào Đạo Tạng.
Cảm Ứng Thiên đã phổ biến ở Việt Nam từ lâu và nhiều bản dịch của các tác giả khuyết danh đã ra đời. Tuy nhiên văn bản Cảm Ứng Thiên cho đến nay vẫn chưa được khảo đính chính xác, phiên âm Hán Việt chưa thống nhất, các từ ngữ không được giải thích rõ.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
TỔNG LUẬN THIỆN THƯ TRONG THƯ TỊCH ĐẠO GIÁO
Phần I. LƯỢC KHẢO CẢM ỨNG THIÊN
Phụ bản: Thái Thượng Cảm ứng Thiên Đồ Thuyết
- Tác giả và xuất xứ
- Ảnh hưởng của Cảm Ứng Thiên đối với hậu thế
III. Nội dung Cảm Ứng Thiên
- Bố cục Cảm Ứng Thiên
- Vai trò của Cảm Ứng Thiên trong tu nội đan
- Khảo sát ngôn ngữ Cảm Ứng Thiên
VII. Bão Phác Tử Nội Thiên và Cảm Ứng Thiên
VIII. Nghi thức trì tụng Kinh Cảm Ứng
Phụ bản: Trang bìa Cảm Ứng Thiên Tập Chú (1847)
Phần II. DỊCH CHÚ CẢM ỨNG THIÊN
KHAI KINH
KINH TỤNG
* Điều 1: Minh Nghĩa
* Điều 2: Giám Sát
* Điều 3: Tích Thiện
* Điều 4: Thiện Báo
* Điều 5: Chư Ác (thượng)
* Điều 6: Chư Ác (hạ)
* Điều 7: Ác Báo
* Điều 8: Chỉ Vi
* Điều 9: Hối Quá
* Điều 10: Luật Định
KINH CẢM ỨNG (Văn Xương Đế Quân giáng bút)
Phần III. LƯỢC KHẢO ÂM CHẤT VĂN
Phụ bản: Trang bìa Âm Chất Giải Âm (1859)
- Tổng quát
- Văn Xương Đế Quân
III. Tác già và thời gian hình thành Âm Chất Văn
- Nội dung Âm Chất Văn
- Dịch và chú Âm Chất Văn
Phần IV. LƯỢC KHẢO CÔNG QUÁ CÁCH
Phụ bản: Trang đầu Công Quá Cách Hiệu Biên (1859)
- Tổng quát
- Thái Vi Tiên Quân Công Quá Cách
III. Thập Giới Công Quá Cách
Tạm kết
Từ ngữ Việt-Hán
Sách tham khảo
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.